Hiển thị các bài đăng có nhãn nieng-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?



Những chiếc răng khấp khểnh, mọc không đều trên khung hàm gây mất thẩm mỹ, khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp và còn tiềm ẩn một số bệnh lý răng miệng. Việc niềng răng sẽ giúp các chiếc răng kia tìm lại đúng vị trí của mình, giúp bạn tìm lại hàm răng trắng đều, thẳng tắp. Vậy niềng răng khấp khểnh có lâu không? Câu trả lời nằm ở bài viết dưới đây.


Răng khấp khểnh không chỉ làm mất thẩm mỹ cho hàm răng của bạn mà còn làm ả nh hưởng không nhỏ tới chức năng nhai của răng, gây xáo trộn khớp cắn. Bên cạnh đó, thức ăn sẽ nhét vào các kẽ răng, khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn dẫn tới tình trạng sâu răng, và các bệnh răng miệng khác.

Niềng răng khập khểnh mất thời gian bao lâu?

Thời gian niềng răng cho những trường hợp răng khấp khểnh thường dao động trong khoảng thời gian từ 1-3 năm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng khấp khểnh cụ thể là bao lâu thì còn tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.


Tình trạng răng quyết định thời gian chỉnh nha

Thông thường, với những trường hợp răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ thì thời gian niềng răng cũng mất ít nhất 6 tháng. Đối với những trường hợp khập khểnh thông thường là khoảng 24 tháng kết hợp đeo hàm duy trì từ 1-2,5 năm. Đặc biệt với những trường hợp răng bị khấp khểnh nghiêm trọng thì thời gian niềng răng có thể lên đến 3 năm, kết hợp với khoảng 2 năm đeo hàm duy trì để ổn định vị trì của răng và xương hàm.

Để bắt đầu thao tác niềng răng trực tiếp, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám và chụp phim tổng quát nhăm đánh giá cụ thể mức độ khấp khểnh của răng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ cùng bệnh nhân trao đổi và lựa chọn kỹ thuật niềng răng phù hợp nhất với tình trạng và điều kiện bản thân.



Các kỹ thuật chỉnh nha được trang bị tại trung tâm

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thời gian niềng răng khấp khểnh, nếu còn thắc mắc cần giải đáp bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn nhé.

Lợi ích của việc niềng răng mang lại



Người xưa có câu: "Cái răng cái tóc là gốc con người". Thật vậy, việc sở hữu hàm răng thẳng tắp, trắng sáng sẽ dễ tạo thiện cảm với người đối diện. Vì vậy, lợi ích của việc niềng răng là không thể phủ nhận. Hãy đọc bài viết dưới để tìm hiểu những lợi ích mà niềng răng mang lại.

1. Những lợi ích của việc niềng răng quan trọng nhất
✿ Niềng răng giúp giảm thiểu những vấn đề về răng miệng

Niềng răng là một phương pháp khoa học để giảm thiểu những vấn đề về răng miệng. Những trường hợp sai lệch về khớp cắn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn sau này. Trong một số trường hợp, răng mọc lệch, răng khểnh là nơi giắt thức ăn, vi khuẩn cũng từ đó phát sinh, gây nên hàng loạt các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng, nha chu…

Khi khớp cắn hay các răng lệch lạc được điều chỉnh đều khít trên cung hàm thì các vấn đề bệnh lý cũng được hạn chế tối đa, đặc biệt là khi bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Đây rõ ràng là một lợi ích niềng răng quan trọng mà bất cứ những ai gặp các vấn đề về răng lệch lạc cần quan tâm.
✿ Giúp ăn nhai đảm bảo, giảm áp lực cho quai hàm
Nhiều người thường có hàm răng trên hoặc hàm dưới hơi bị hô quá nhiều về phía trước. Cả hai điều này đều có thể có hại cho hàm răng và dẫn đến căng thẳng trong quai hàm, khiến bạn khó khăn trong các hoạt động nhai, cắn. Cũng có trường hợp khớp cắn bị lệch, khi ăn nhai mạnh có thể dẫn đến các tổn thương lớn ở hàm và thậm chí gây ra hiện tượng đau đầu, đau lưng. Ngoài ra việc không thể cắn và nhai thức ăn một cách chính xác và bình thường sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn dạ dày.

Niềng răng mang lại diện mạo mới cho khuôn mặt

Đem lại tính thẩm mỹ, diện mạo mới cho khuôn mặt

Đây là một trong những lợi ích của việc niềng răng mà bạn có thể nhận thấy trước tiên. Tâm lý người đi chỉnh nha chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ tác động. Khi răng hô vẩu, móm hay khấp khểnh sẽ có ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp.

Việc chỉnh nha chẳng những chỉnh khớp cắn mà nó còn tạo nên sự hài hòa trong gương mặt. Đó sẽ là một tỉ lệ cân đối giữa phần hàm và phần mặt phù hợp nhất với gương mặt của bạn, mang lại một diện mạo mới cho bạn.

2. Ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo lợi ích của việc niềng răng tốt nhất

Mặc dù niềng răng cơ bản là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao trong việc chỉnh nha thẩm mỹ nhưng không phải ai cũng có thể niềng răng. Trong một số trường hợp không cần thiết, việc niềng răng có thể làm cho răng yếu đi. Thậm chí, nếu các bác sĩ thao tác không chính xác, phán đoán không chính xác hướng di chuyển của răng còn có thể còn gây hại cho răng. Vì vậy cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng đạt kết quả tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lợi ích của việc niềng răng, nếu còn băn khoăn điều gì hãy tìm nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất nhé.

Niềng răng đẹp cỡ nào?



Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp đưa khớp cắn về đúng trật tự, mang lại cho bạn một hàm răng đều đẹp. Để biết được kết quả sau khi niềng răng đẹp thế nào, bạn hãy đọc bài viết dưới đây.

1. Niềng răng là gì, niềng răng đẹp cỡ nào?

Đây thực chất đây là kỹ thuật tạo ra sự dịch chuyển từ từ của các răng về đúng vị trí mong muốn. Niềng răng đẹp cỡ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, bác sỹ chỉnh nha sẽ có những tiên lượng về hướng dịch chuyển, tạo ra những liên kết lực bằng dây cung và thun liên hàm để đạt giá trị di chuyển của răng đúng như dự định. Sự di dịch này rất nhỏ, nhưng từng chút một sẽ mang đến kết quả cuối cùng là hàm răng đều đặn, sát khít, khớp cắn đúng vị trí, vẻ thẩm mỹ hàm răng cao hơn.

Đeo mắc cài sứ để niềng răng đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn miệng
2. Kết quả niềng răng đẹp cỡ nào?

Khi kết thúc điều trị, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả sau khi niềng răng đẹp cỡ nào. Bạn sẽ không khỏi bất ngờ với nụ cười tươi mới của mình trước gương. Chỉ với thay đổi này thôi, gương mặt bạn sẽ xinh tươi lên rất nhiều. Những hình ảnh sau đây là minh chứng đẹp nhất cho những trường hợp mà sau khi niềng răng.

Hồng Nhung trước khi niềng răng, chiếc răng khểnh tuy duyên dáng như hàm răng lại không được trật tự

Sau niềng, hàm răng của nữ Diva này trở nên vô cùng hoàn hảo

“Bộ nhá” của nữ hoàng dance sport đã trật tự và đều tăm tắp sau khi niềng răng

Bảo Thy là sự thay đổi ngoạn mục nhất, cho thấy kết quả sau khi niềng răng có thể tạo ra điều kỳ diệu như thế nào đối với nhan sắc của cả khuôn mặt.
Việc áp dụng phương pháp niềng răng nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi của khuôn mặt trước và sau niềng răng bởi vì hai kỹ thuật khác nhau sẽ cho hai hiệu quả khác nhau. Để đảm bảo có được diện mạo hài hòa, kết quả niềng răng theo ý muốn tốt nhất bạn nên tìm đến một địa chỉ niềng răng uy tín, chất lượng.

Qua bài viết trên có lẽ bạn đã biết được kết quả sau khi niềng răng đẹp như thế nào, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn tốt hơn.

Niềng răng có hôn được không ?



Việc sở hữu một hàm răng khấp khểnh, mọc lệch lạc sẽ gây mất thẩm mỹ khiến mọi người mất tự tin trong giao tiếp, khả năng ăn nhai cũng bị giảm sút. Niềng răng chính là giải pháp cứu cánh, tuy nhiên có một phần bạn trẻ lo lắng khi niềng răng vì lo sợ niềng răng sẽ không hôn được, ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc " Niềng răng có hôn được không ? ".

1. Đang niềng răng có hôn được không?

Với những lưu ý cụ thể và chi tiết dưới đây bạn sẽ không còn phải băn khoăn về việc niềng răng có hôn được không và hoàn toàn có thể tự tin xử lý kịp thời được các tình huống.

♦ Thời gian “kiêng cữ”

Nếu bạn đang ở trong những tháng đầu của lộ trình chỉnh nha thì tốt nhất nên kiêng hẳn hành động này. Đây là thời điểm răng đang còn “vất vả” để làm quen với sự hiện diện của mắc cài và môi thì đang bị kích ứng khó chịu bởi cảm giác khô khan.

Hơn nữa, trong 3 tháng đầu có thể bạn muốn hôn cũng không được vì cả răng, môi và lưỡi đều khó theo sự điều phối nhịp nhàng. Nhiều người cố tình không kiêng cữ sẽ dễ bị đau.


Chọn thời điểm và có kỹ thuật tốt sẽ giúp bạn có những nụ hôn hoàn hảo khi niềng răng

♦ Thay đổi kỹ thuật

Đeo mắc cài đương nhiên hôn sẽ khó khăn hơn ngay cả khi bạn đã quen với mắc cài. Do đó, hãy thay đổi “chiến thuật” khi hôn. Nếu bạn mê mẩn nụ hôn kiểu Pháp thì hay kiềm chế nhé. Tốt nhất nên hôn bằng môi nhiều hơn, tránh va chạm răng và lưỡi. Nếu dùng lưỡi bạn sẽ rất dễ mất kiểm soát và làm ảnh hưởng đến những chiếc mắc cài và dễ khiến người đối phương bị đau lây.

Tất cả những cử động khi hôn hãy thật nhẹ nhàng, từ tốn, đừng nóng vội, hấp tấp.

♦ Những vật dụng hữu ích

Son dưỡng môi và sáp nha khoa dùng cho mắc cài sẽ giúp cho môi mềm mại hơn, mắc cài không còn gây vướng víu nữa. Đó là hai vật dụng mà bạn nên thủ sẵn trong những dịp quan trọng mà bạn biết thời khắc của những nụ hôn sẽ đến.


Niềng răng có hôn được không? – Hãy thật nhẹ nhàng và từ tốn khi hôn đối tác

♦ Hãy hôn bằng lý trí

Hôn cần có cảm xúc, nhưng trong khi niềng răng hay đừng bỏ rơi lý trí của mình. Nên giữ cho đầu bạn tỉnh táo đôi chút để điều khiển các cử động được chính xác nhất, tránh những tình huống khó chịu có thể xảy ra. Quan trọng nhất là hãy giữ tinh thần thoải mái, không nên vì những chiếc mắc cài mà lo lắng thái quá. Tốt nhất, hãy trao đổi trước với đối tác để bạn tự tin hơn.

Niềng răng uy tín ở đâu tại Sài Gòn?


Khi bạn đến với Nha Khoa nha khoa KIM, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ thăm khám, chụp phim x-quang Cone bean CT 3D kiểm tra cấu trúc răng, tình trạng răng, tủy răng hiện tại; kết hợp với phần mềm phân tích Vecph 3D mô phỏng sự dịch chuyển của răng và giả định trước kết quả đạt được. Từ đó giúp bác sĩ lên kế hoạch niềng răng và tư vấn cụ thể những điều bạn cần làm trong quá trình niềng răng cũng như việc niềng răng có hôn được không.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thỏa những thắc mắc về vấn đề " Niềng răng có hôn được không ? ", nếu còn điều gì băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa Kim để được tư vấn một cách tốt nhất.


Niềng răng có đau không - Bác sĩ tư vấn



Nhiều người muốn niềng răng để cải thiện hàm răng hô vẩu, hay mọc khấp khểnh, không đều của mình để có thể xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, mọi người đều băn khoăn không biết niềng răng có đau không, nên còn chần chừ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Niềng răng có đau không là do yếu tố nào quyết định?

Niềng răng là phương pháp được đánh giá cao trong chỉnh nha bởi mang lại những ưu điểm như: không phải thực hiện phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nếu sử dụng khay niềng invisalign hay niềng răng mắc cài sứ, cho hiệu quả thẩm mỹ cao với hàm răng đều đặn và nụ cười xinh xắn… Tuy nhiên, phân vân không biết niềng răng có đau không lại khiến nhiều người ngại ngần khi lựa chọn làm đẹp bằng phương pháp này. Theo bác sĩ, kỹ thuật này chỉ tác động lực giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí, nên sẽ không gây đau nhiều như phẫu thuật cắt xương chỉnh hàm. Tuy nhiên, trong thời gian đầu đeo niềng, bạn sẽ gặp tình trạng đau nhẹ và một vài phiền phức. Còn cụ thể niềng răng có đau không, đau như thế nào là phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

– Độ tuổi niềng răng: Việc niềng răng chỉnh nha cho trẻ em được tiến hành thuận lợi, dễ dàng và ít gây đau hơn so với những khách hàng lớn tuổi, có răng phát triển ổn định.

– Phương pháp niềng răng được áp dụng: Niềng răng có đau không một phần phụ thuộc vào phương pháp niềng răng mà khách hàng lựa chọn. Nếu bạn niềng răng tháo lắp với các khí cụ nha khoa có thể tháp lắp dễ dàng thì quá trình niềng răng sẽ diễn ra đơn giản và ít gây đau hơn.

– Mức độ chịu đau của khách hàng: Đây là yếu tố khá khách quan bởi niềng răng có đau không phụ thuộc khá nhiều vào mức độ chịu đau của từng khách hàng cụ thể. Cũng có những khách hàng, dù bác sĩ tăng lực tác dụng lên răng nhưng vẫn không hề cảm thấy đau hay ê buốt răng khi chỉnh nha.

– Trung tâm thực hiện: Yếu tố này kéo theo khá nhiều các yếu tố có liên quan, nhưng quan trọng nhất vẫn là bác sĩ thực hiện niềng răng và chất lượng khí cụ nha khoa được sử dụng. Niềng răng nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, khéo léo và tỉ mỉ cùng với hệ thống khí cụ được đo đạc chính xác thì sẽ rất ít đau và ngược lại. Hơn nữa, việc làm sai kích thước của khí cụ nha khoa cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chỉnh nha niềng răng sau này.


Niềng răng có đau không phụ thuộc một phần vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên cân nhắc và cùng với bác sĩ lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất cho mình.
Niềng răng có đau không tại Nha khoa Nha Khoa KIM?

Nha khoa Nha Khoa KIM là một trong những trung tâm nha khoa hàng đầu được giới chuyên gia đánh giá cao tại Việt Nam. Với gần 20 năm hoạt động và phát triển, Nha Khoa KIM hiện áp dụng hầu như tất cả các dịch vụ chăm sóc răng miệng cho khách hàng, trong đó có chỉnh nha niềng răng. Thực hiện niềng răng chỉnh nha tại Nha Khoa nha khoa KIM, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về việc niềng răng có đau không và chắc chắn có được kết quả chỉnh nha cao như mong đợi. Chúng tôi đảm bảo đầy đủ các điều kiện của một ca chỉnh nha an toàn tuyệt đối, thẩm mỹ cao và không gây đau mà không phải trung tâm nha khoa nào cũng đáp ứng được:

– Đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, thực hiện gắn khí cụ nha khoa niềng răng nhanh chóng, tỉ mỉ và ít đau nhất cho khách hàng.

– Trang bị máy móc thiết bị hiện đại, giúp thăm khám chính xác tình trạng răng và chế tạo khí cụ chỉnh nha chuẩn xác.

– Thực hiện niềng răng chỉnh nha theo quy trình chuẩn.

– Giải thích cụ thể về phương pháp, giúp khách hàng có tâm lý thoải mái nhất khi thực hiện.


Tại Nha Khoa nha khoa KIM, quá trình gắn mắc cài được thực hiện nhanh chóng và chuẩn xác, không gây đau nhiều nên không cần quá lo lắng niềng răng có đau không.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thỏa những thắc mắc, nếu còn băn khoăn gì cần giải đáp bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Niềng răng có gây hại gì không ?



Những ai sở hữu hàm răng lệch lạc, khấp khểnh,... đếu bị mất tự tin trong giao tiếp vì hàm răng không thẩm mỹ của mình. Tuy nhiên, rào cản do việc sợ bị đau khi niềng răng khiến mọi người còn băn khoăn chưa đi niềng răng. Vậy niềng răng có gây hại không ?

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là một phương pháp tiên tiến trong điều trị nha khoa, sử dụng các khí cụ hỗ trợ như mắc cài, dây cung,.v..v.. để giúp kéo răng lệch lạc, không đúng vị trí được sắp xếp ngay ngắn và giúp bạn có một khớp cắn tốt, giúp quá trình ăn nhai trở nên thoải mái hơn. Phương pháp niềng răng sẽ không làm bạn cảm thấy đau đớn gì cả, chẳng qua do lúc đầu khi mới gắn mắc cài bạn có thể cảm thấy không quen, khó chịu hay bị vướng víu ở phần má và môi. Sau một thời gian, bạn sẽ quen dần với cảm giác này.


* Niềng răng có làm ảnh hưởng gì không?

Trong thời gian niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài lên răng, dây cung và các khí cụ hỗ trợ cho quá trình niềng răng. Việc gắn các khí cụ chỉnh nha này có thể gây khó khăn cho bạn trong quá trình vệ sinh răng miệng, làm răng bạn có thể bị sâu hơn,.v.v..Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng của mình tốt, chải răng thường xuyên và tuân thủ theo những hướng dẫn của Bác sĩ thì việc sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh sau khi niềng răng không phải là điều khó khăn.



Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Ngày nay, bên cạnh các phương pháp niềng răng gắn chặt truyền thống còn có phương pháp niềng răng tháo lắp. Phương pháp này sử dụng các khay trong suốt giúp răng bạn di chuyển từ từ cho đến khi răng bạn trở nên đều hơn. Với phương pháp niềng răng tháo lắp không những mang lại hiệu quả tính thẩm mỹ mà còn giúp việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Tại sao vấn đề ăn uống cần được quan tâm khi vừa niềng răng ?



Đối với người đang trong giai đoạn niềng răng, thì việc ăn uống sao cho đúng góp phần quan trọng không hề nhỏ. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như không ảnh hưởng đến các mắc cài trên răng. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho bạn người niềng răng ăn gì và kiêng ăn gì.

1. Tại sao cần chú ý về ăn uống khi niềng răng ?
Sở dĩ người chỉnh nha cần chú ý đặc biệt đến vấn đề ăn uống khi niềng răng là bởi vì:

- Ăn uống là việc không thể thiếu và phải duy trì hàng ngày để có đủ năng lượng làm việc, học tập và tham gia nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, khi niềng, bệnh nhân phải gắn các mắc cài lên răng. Sự hiện diện của mắc cài sẽ khiến cho thức ăn dễ giắt vào kẽ răng và vào mắc cài. Việc này sẽ gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng hàng ngày và dễ dấn đến bệnh lý răng miệng. Tìm hiểu ăn gì khi niềng răng sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm cho phù hợp, hạn chế được tình trạng kể trên.



Ăn gì khi niềng răng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả của ca niềng chỉnh

- Hơn nữa, khi răng mang mắc cài, răng vừa chịu lực đè của mắc cài, vừa chịu lực xiết nên thường yếu và nhạy cảm hơn. Nếu lực ăn nhai không phù hợp nữa sẽ là gánh nặng cho răng, dễ khiến răng bị yếu đi không thể hồi phục.

- Bản thân mắc cài cũng có thể bị bung bật dưới tác động của lực nhai nghiến và độ rắn cứng của thực phẩm.

Do đó, không thể không chú ý đến vấn đề ăn uống khi niềng răng.
2. NIỀNG RĂNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?

Chế độ ăn uống chung khi niềng răng cần đảm bảo tuân thủ tiêu chí: mềm – ít cặn bám – vừa ăn và ít đường. Trong vài tuần đầu tiên khi niềng răng, chắc chắn bạn chưa thể thích nghi luôn với những chiếc mắc cài, vì thế để tránh những đau nhức mắc cài gây ra, đồng thời hạn chế một số bệnh lý răng miệng, bạn nên đặc biệt chú ý việc ăn gì khi niềng răng và cần kiêng gì.

Những loại đồ ăn bạn nên lựa chọn cần có những đặc điểm sau:

- Thực phẩm mềm, không cứng không quá giòn dai sẽ tốt hơn cho răng miệng trong thời kỳ răng nhạy cảm này.

- Thực phẩm ít cặn bám để tránh tồn đọng và giắt nhét sâu vào kẽ răng khó làm sạch triệt để.

- Thực phẩm ít hoặc không đường là lý tưởng nhất cho răng trong thời gian niềng chỉnh để tránh sâu răng.

- Thực phẩm đưa vào miệng nên vừa miếng để tránh ăn nhai nhồm nhoàm và răng phả dùng quá nhiều lực làm ảnh hưởng đến mắc cài.
a/ Các món ăn khi niềng răng tốt nhất



Ăn gì khi niềng răng rất quan trọng, tránh ảnh hưởng đến mắc cài và tránh răng bị xô lệch

Để quá trình niềng răng không bị ảnh hưởng, người niềng răng cần có chế độ ăn uống khi niềng răng thật hợp lý. Các món ăn cho người niềng răng được khuyến khích bao gồm:

+ Các món ăn chế biến từ trứng.

+ Các loại ngũ cốc, mỳ, cơm mềm.

+ Các sản phẩm từ sữa, phô mai, bơ mềm, bánh và thức uống chế biết từ sữa tươi, sữa chua.

+ Các loại thịt băm viên, thịt gia cầm, hải sản chế biến kỹ.

+ Rau quả luộc chín.

+ Các loại súp, cháo

+ Đậu phụ, khoai tây nghiền,…

+ Trái cây như táo, chuối, sinh tố, nước ép,…
b/ Niềng răng phải kiêng những gì?

Nên tuyệt đối tránh các loại thực phẩm sau đây quá trình niềng răng diễn ra được an toàn nhất, không làm bong tuột mắc cài, tránh sử dụng lực mạnh để cắn, nhai làm răng dễ xô lệch không mong muốn



Niềng răng phải kiêng những gì?

+ Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, khoai tây chiên, đá viên,…

+ Thực phẩm dai – dẻo: vỏ bánh pizza, bánh dày, bánh nếp, bánh mỳ Pháp có vỏ dai cứng,…

+ Thực phẩm cứng: kẹo, bánh sừng bò, xương,…

- Ngoài ra cách ăn cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến niềng răng cụ thể:

+ Các thực phẩm đòi hỏi thao tác ăn phải cắn ngập răng như bắp ngô, táo, cà rốt, sườn, đùi cánh gà,… thì nên tránh

+ Nếu thực phẩm quá lớn thì nên cắt nhỏ vừa miếng để ăn, không nên ăn cả miếng to, hoặc nhằn xé bằng răng, môi.

Đặc biệt, khi niềng răng đã kết thúc, bệnh nhân vẫn nên chú ý đến việc ăn uống sau khi niềng răng như thế nào để hàm răng tiếp tục được ổn định. Nếu cẩn thận thì tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ ăn trên đây thêm vài tháng, nhất là với những người phải đeo khay định hình sau khi tháo mắc cài.

Như vậy, vấn đề ăn uống khi niềng răng là rất quan trọng nhưng không có nghĩa là kiêng đến mức ăn không đủ chất. Thực phẩm có thể ăn khá đa dạng, không kém so với khi không niềng răng nhưng chỉ cần chế biến phù hợp và có cách ăn an toàn thì sẽ không phải băn khoăn lo lắng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn một cách tốt nhất.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng



Những trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh,... khiến ta mất tự tin trong giao tiếp, khả năng ăn nhai kém,... Niềng răng chính là giải pháp thẩm mỹ tốt nhất hiện nay. Độ tuổi thích hợp để niềng răng là lúc nào ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời

Niềng răng áp dụng cho những trường hợp nào ?

Nếu bạn đang nằm một trong số những trường hợp sau thì rất phù hợp để niềng răng chỉnh nha:
Răng hô, móm.
Răng mọc lộn xộn, mọc khấp khểnh.
Răng mọc sai khớp cắn.

Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh, sắp xếp lại vị trí các răng trên cung hàm, giúp răng được đều và đẹp hơn. Trong thời gian niềng răng, các khí cụ sẽ tạo một lực kéo từ từ tác động dịch chuyển lên răng.



Hình ảnh trước và sau khi niềng răng
Độ tuổi thích hợp để niềng răng ?

Theo Hiệp hội nha khoa Quốc tế, độ tuổi trẻ có thể bắt đầu thực hiện niềng răng là khi chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng đã được mọc hoàn chỉnh, tương đương với trẻ ở độ tuổi khoảng 6-7 tuổi, và độ tuổi thích hợp để niềng răng là trong khoảng 8, 9 tuổi tới 18 tuổi. Vì trong khoảng thời gian này cấu trúc xương của trẻ vị thành niên đang trong quá trình hoàn chỉnh, sẽ rất dễ uốn nắn các răng về vị trí theo ý muốn vì thế thời gian phải đeo niềng răng sẽ ngắn và hiệu quả đạt được sẽ là cao nhất.
Giai đoạn răng sữa: Từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc cho đến khi trẻ 5 tuổi.



Trẻ em đã mọc răng sữa

Trong giai đoạn này, những chiếc răng sữa của trẻ được hình thành và chúng cũng giữ vai trò quan trọng như răng vĩnh viễn như: thực hiện ăn nhai, đảm bảo thẩm mỹ, giúp trẻ dễ phát âm chuẩn…Vì vậy, việc mất răng sữa cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho trẻ. Răng sữa đóng vai trò giữ chỗ cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này, nên nếu chẳng may răng sữa mất sớm, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn sau này không đủ chổ mọc. Gây ra tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc lộn xộn.

Trong giai đoạn này thông thường trẻ không được chỉ định niềng răng vì niềng răng là phương pháp nắn chỉnh đành cho răng vĩnh viễn.
Giai đoạn răng hỗn hợp: 6-12 tuổi.



Trẻ từ 6 tuổi có thể thực hiện niềng răng

Đây là giai đoạn phát triển khá ổn định và đều đặn của răng. Những răng vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc là răng cối lớn trong cùng (thường gọi là răng số 6), răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên. Khoảng 9 tuổi đến 12 tuổi, trẻ bắt đầu mọc các răng còn lại: răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai (răng thứ 3, 4, 5).

Vì vậy, giai đoạn này được cho là thuận lợi nhất cho việc nắn chỉnh răng.
Giai đoạn răng vĩnh viễn: từ 13-21 tuổi



Độ tuổi trẻ thực hiện niềng răng nhiều nhất

Hay còn gọi là giai đoạn dậy thì. Lúc này, răng sẽ mọc thêm răng cối lớn thứ hai (răng số 7) khoảng khi trẻ 12-13 tuổi, và cuối cùng là răng cối lớn thứ ba (răng số 8 hay răng khôn, răng cấm ) vào khoảng 18 tuổi. Trong giai đoạn này những vấn đề phát triển xương hàm (như hô hoặc móm) và răng (răng mọc chen chúc, lộn xộn) sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Vì vậy, đây là giai đoạn mà trẻ thực hiện niềng răng nhiều nhất.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ngoài độtuổi này là chúng ta không thể thực hiện niềng răng. Nếu chỉnh nha vào khoảng thời gian trên thì sẽ thuận lợi và hiệu quả nhanh, còn nếu những độ tuổi khác vẫn hoàn toàn thực hiện niềng răng. Vì vậy, không có gì lạ nếu chúng ta bắt gặp những người lớn tuổi cũng niềng răng chỉnh nha.

Với sự phát triển của các kỹ thuật nha khoa tiên tiến cùng với việc áp dụng rất nhiều loại hình chỉnh nha đã đem lại hiệu quả cao và an toàn cho khách hàng khi bạn niềng răng ở độ tuổi nào.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG KHI ĐEO NIỀNG RĂNG


Việc chăm sóc răng miệng khi đeo niềng răng vô cùng quan trọng. Việc bỏ bê hoặc lười vệ sinh sẽ dẫn đến những bệnh lý về miệng. Bài viết sau sẽ mách cho bạn cách chăm sóc răng miệng khi đeo niềng răng.


Những mảng bám là những mảng dính, không màu tích tụ trên bề mặt răng. Nó được hình thành từ vi khuẩn, thực phẩm và nước bọt. Nếu mảng bám và thức ăn còn sót lại trên răng và quanh niềng răng của bạn, nó có thể gây ra sưng lợi, hôi thở hôi, sâu răng và những vết vĩnh viễn trên bề mặt răng.

Hãy đánh răng nhẹ nhàng nhưng thật kỹ sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi ăn đồ ăn vặt. Nếu bạn không thể đánh răng ngay sau bữa ăn, hãy chắc chắn rằng ít nhất bạn có thể súc miệng với nước sạch. Hãy mang theo một bàn chải nhỏ để có thể đánh răng ngay cả khi bạn không ở nhà. Bạn cần đánh răng cẩn thận ít nhất một lần mỗi ngày cho tới khi răng của bạn thật sự sạch và sau đó, làm sạch bằng chỉ nha khoa. Những việc này sẽ cần một chút thời gian nên bạn có thể làm việc này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách


Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và dùng một bàn chải đánh răng mềm, có lông bàn chải tròn loại tốt.
Bạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Đặt bàn chải phía trên lợi với độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng “ vuốt” dọc theo bề mặt của răng . Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắc cài.
Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Không đánh răng quá mạnh: Đánh răng mạnh không những không làm sạch được răng mà còn làm bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Không đánh răng theo kiểu kéo ngang tới lui như kéo đàn, làm như vậy răng dễ bị mòn, hư lợi và không sạch. Nên đánh răng lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng. Cần đánh răng ít nhất trong 2 phút.
Bàn chải kẽ răng là một cách khác giúp giữ răng, lợi và mắc cài sạch sẽ, khoẻ mạnh. Dùng bàn chải một cách nhẹ nhàng để không làm hư mắc cài của bạn.
Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách



Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt phải là loại dễ sử dụng và không gây chấn thương cho lợi. Ở đây, xin giới thiệu phương pháp lấy sạch mảng bám giữa các kẽ răng bằng chỉ tơ cuộn.

Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 - 45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.

Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới lợi một ít. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.
Những vấn đề răng miệng khi bạn không chăm sóc răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Vi khuẩn trong các mảng bám có thể tác động với đường và tinh bột trong thức ăn tạo ra acid làm mòn đi men răng của bạn – dẫn tới những vết trắng trên răng, sâu răng và các bệnh về lợi.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Vi khuẩn trong các mảng bám có thể tác động với đường và tinh bột trong thức ăn tạo ra acid làm mòn đi men răng của bạn – dẫn tới những vết trắng trên răng, sâu răng và các bệnh về lợi.
Nếu như các mảng bám tích tụ xung quanh niềng răng, nó có thể để lại những vết ố trên răng của bạn. Những vết ố trắng này là vĩnh viễn.
Những bệnh về lợi do sự tích tụ của các mảng bám, có ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên khi các mảng bám tích tụ gây khó chịu cho lợi. Lợi của bạn cũng có thể bị sưng, và chảy máu khi bạn đánh răng. Giai đoạn này gọi là viêm lợi
Khi các mảng bám tiếp tục trở nên cứng hơn, được gọi là cao răng. Cao răng tích tụ sẽ dẫn tới các khoảng trống và túi giữa lợi và răng. Trong những túi này có thể có nhiều cao răng hơn nữa. Giai đoạn này được gọi là nha chu.
Những túi nha chu chứa vi khuẩn được hình thành và tiến sâu dưới lợi, tấn công và làm hủy hoại xương hàm. Việc này có thể làm cho những răng rất khỏe mạnh trở nên lỏng lẻo và cuối cùng phải nhổ đi. Giai đoạn này gọi lànha chu cấp tính

Giai đoạn đầu của bệnh viêm lợi có thể được giải quyết bằng cách làm sạch răng tại phòng khám và cải thiện phương pháp chăm sóc răng miệng tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ lơ nó, nó có thể trở nên đáng ngại hơn. Viêm lợi thường không đau, do đó bạn nên để ý những dấu hiệu như: chảy máu khi đánh răng, sưng lợi. Làm theo các chỉ dẫn ở trên đây có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm lợi tối đa.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Niềng răng bị ê do đâu ?



Tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh không chỉ khiến ta mất tự tin trong giao tiếp, mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống,... Niềng răng thẩm mỹ chính là giải pháp cứu cánh trong trường hợp này. Tuy nhiên một số người lo sợ niềng răng sẽ gây đau nhức. Vậy nguyên do niềng răng là gì ?

1. Do nền răng yếu

Trong điều kiện bác sỹ chỉnh lực đảm bảo và chỉ ở mức độ rất nhỏ nhưng vẫn khiến cho người niềng răng thấy bị đau ê. Đó là do bản chất nền răng của người chỉnh nha không được chắc khỏe. Cho nên, ngay cả khi sự di chuyển của răng và thay đổi của xương ở chân răng là rất nhỏ thì vẫn khiến cho bạn cảm thấy bị ê ẩm.

Mắc cài tự buộc sẽ hạn chế ma sát trong rãnh mắc cài

Tình trạng răng và xương quá nhạy cảm cũng sẽ gây ra cảm giác ê đau cho răng trong khi niềng.
2. Do loại mắc cài không đảm bảo

Khi niềng răng, bạn phải gắn các mắc cài lên mặt răng. Sau đó, các mắc cài sẽ được nối với nhau bổi dây cung, dây này nằm trong rãnh mắc cài. Khi lực kéo tạo ra dây cung sẽ bị co kéo trong rãnh. Nếu mắc cài đảm đảm thì sự co kéo này không gây ra ma sát trong rãnh mắc cài. Nhưng ngược lại, nếu mắc cài không đảm bảo lực ma sát sẽ tạo ra lớn làm cho răng bị đau. Trường hợp này thường xảy ra khi dùng niềng răng mắc cài thường.

Ăn nhai không giữ gìn sẽ làm răng đang niềng bị đau
3. Do không giữ gìn trong khi niềng

Việc bạn ăn nhai không chú ý giữ gìn hoặc ăn đồ quá cứng sẽ tác động lên mắc cài làm ảnh hưởng đến răng. Hơn nữa, trong tình trạng răng đang dịch chuyển khá nhạy cảm mà chịu lực nhai lớn và không ổn định thì rất dễ bị đau và ê buốt.
4. Do kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo
Kỹ thuật này do bác thực hiện và chỉ định. Khi mà kỹ thuật thô sơ và không được tối ưu trong thao tác thì bệnh nhân sẽ phả đối mặt với nhiều tính huống khó chịu và ê đau răng. Chảng hạn như chỉ định tăng lực không phù hợp, đốt cháy giai đoạn, chỉ định lực kéo sai hoặc quá mạnh khiến cho niềng răng bị đau.

Khi bác sỹ tăng kực không đảm bảo cũng khiến răng bị đau
5. Cách khắc phục tình trạng ê răng trong khi niềng
Cần chú ý đặc biệt đến 3 điều cơ bản sau đây để có được ca niềng răng hiệu quả mà vẫn ăn toàn không bị đau ê:

- Chọn loại mắc cài đảm bảo:

Mắc cài tự buộc sẽ cho hiệu quả niềng răng tốt hơn, nhanh hơn và không bị tác động bởi lực ma sát, cũng không bị thay đổi bất thường gây đau ê răng.

- Chọn bác sỹ giỏi

Bí quyết của chỉnh nha thành công là phải có bác sỹ giỏi, chuyên sâu về chỉnh nha điều trị. Bác sỹ chính là người phán đoán được nền răng, tốt độ di chuyển của răng và chỉ định lực kéo chuẩn trong từng giai đoạn để tạo ra hiệu quả niềng răng cao nhất mà hoàn toàn không gây đau cho người niềng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Được tạo bởi Blogger.

Search