Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-ho. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng hô nhẹ có nên niềng răng không?




Trường hợp răng hô nhẹ phải làm sao thì tốt, có nên niềng răng không? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số trường hợp để bạn tham khảo, cũng như lựa chọn giải pháp tốt cho mình.


Với trường hợp răng hô, tùy từng trường hợp và mức độ hô răng cụ thể mà có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

– Bọc răng sứ: Mài những chiếc răng hô nhẹ để bọc lại sao cho thân răng sứ không còn chìa ra ngoài nữa.

– Mài răng: Là biện pháp mài bớt men của những chiếc răng bị hô để mức độ nhô ra của răng giảm bớt một phần.

– Niềng răng: Là kỹ thuật tạo lực kéo những chiếc răng bị hô lui vào trong để răng có phương và thế chuẩn hơn.

Do đó, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho trường hợp răng hô nhẹ. Nếu không muốn niềng răng có thể chọn cách bọc răng sứ vẫn được. Nhưng khi quyết định áp dụng cách điều trị nào bạn nên có sự cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Răng hô nhẹ có nên niềng?

Niềng răng là biện pháp điều trị mất nhiều thời gian nhất trong số các cách chữa răng hơi hô. Tuy nhiên, đây lại là cách đảm bảo nhất cho răng. Bởi vì niềng răng có thể chỉnh lại các răng hô đồng thời bị khấp khểnh mà không làm tổn hại, xâm lấn tới men răng. Đây là điều mà bọc răng sứ và mài răng hô không tạo ra được. Cả hai cách chữa răng hô nhẹ này đều phải mài răng thật.

Việc mài răng thật vốn không được khuyến khích trong nha khoa vì khả năng răng bị suy giảm độ bền chắc và tuổi thọ sau khi mất men răng là tất yếu.

Vì thế, dù mài răng hô có thể tiết kiệm thời gian và chi phí. Và dù bọc răng sứ đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng lại đều là những biện pháp xâm lấn làm tổn thương mô răng thật.

Cho nên, nếu bảo tồn răng thật là mục tiêu cao nhất của bạn khi muốn chỉnh sửa răng hô nhẹ thì tốt nhất vẫn nên niềng răng.
Niềng răng hô sẽ giúp bạn giữ nguyên vẹn được mô răng, lại có thể chỉnh răng được rất thẩm mỹ. Nếu răng bạn chỉ hơi hô thì cũng không tốn nhiều thời gian của bạn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề răng hô nhẹ có nên niềng răng không, nếu còn băn khoăn vấn đề gì bạn hãy tìm nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Nguyên nhân khiến răng hô là gì?



Răng hô ngoài lý do di truyền, bẩm sinh còn bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến răng từ bé. Những nguyên nhân khiến răng hô là gì? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu nguyên nhân răng hô

Hô vẩu thường có 2 kiểu là hô răng và hô hàm. Đây là cách phân loại tương ứng với nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hô. Nghĩa là khi xương hàm phát triển quá mức hoặc răng mọc bị sai lệch, chìa vểnh thì sẽ dẫn đến 1 trong 2 kiểu hô này.

Răng hô và sai lệch có rất nhiều dạng nhưng chũng ta vẫn có thể phòng ngừa được

– Đối với hô hàm thì nguyên nhân tại sao răng bị hô bắt nguồn từ những yếu tố nội tại bên trong cơ thể khi cấu trúc hàm mặt hình thành và phát triển. Điều này nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta.

– Đối với hô răng thì bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên cớ khác nhau.
Trước hết là do chỉnh bản thân những chiếc răng mọc bị sai lệch về thế răng, đặc biệt là răng cửa. Khi mọc chúng không có hướng song song với phương thẳng đứng mà lại chìa ra ngoài.

Răng có kích cỡ quá to khiến cho tổng chiều dài của bề ngang hàm răng lớn hơn so với độ lớn của vòm hàm. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng răng hoặc là phải mọc chìa ra ngoài, hoặc là mọc bị chen chúc khấp khểnh với nhau gây ra vênh hô hàm răng.

Quá trình thay răng ở trẻ bị xáo trộn và không đúng thời điểm cũng dẫn đến tình trạng hô răng. Cụ thể là khi răng sữa rụng sớm mà không được phục hồi khiến cho các răng khác di lệch sang làm thu hẹp diện tích của vị trí răng mất. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ và phải mọc nghiêng vênh đi hoặc mọc lệch hẳn ra ngoài gây vẩu răng. Tình trạng hô bắt nguồn từ răng sữa như thế này khá phổ biến.

Thói quen khi ngậm mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài khiến cho khung răng và hàm trên phải khum lại gây ra hiện tượng hàm trên thu hẹp đến mức có thể nằm gọn bên trong hàm dưới gây ra tình trạng hô ngược dù hàm dưới vẫn phát triển bình thường.

Tật liếm môi và ngủ thở miệng cũng là nguyên nhân gây ra răng hô thường gặp vì đã vô tình tác động đến các răng cửa hàm trên. Trong một thời gian dài, những chiếc răng cửa này sẽ bị đẩy ra, vểnh lên tạo nên cắn hở và gây hô răng.
2. Cách phòng ngừa từ các nguyên nhân răng bị hô

Quá trình phát triển của xương hàm chịu sự chi phối của yếu tố di truyền gây ra tình trạng hô vẩu. Do đó, đối với hô hàm, gần như chúng ta không phòng ngừa được mà chỉ có thể tác động điều chỉnh hàm mặt vào thời điểm thích hợp. Biện pháp khắc phục khi đó là phẫu thuật chỉnh hình xương hàm.

Nên khắc phục những thói quen xâu cho bé để tránh bị hô răng

Nhưng với hô răng thì khác, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay từ khi trẻ mới mọc răng sữa. Chúng ta không nên chủ quan coi thường hàm răng sữa. Mặc dù những chiếc răng sữa sẽ được thay thế nhưng dựa vào nhữngnguyên nhân răng bị hô kể trên có thể thấy các vấn đề của răng sữa cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng hô cho răng vĩnh viễn.

Vì vậy, có những điều bạn cần lưu ý cụ thể như sau để phòng ngừa hô răng cho trẻ:

– Theo dõi và chăm sóc răng sữa đảm bảo. Nên tập cho trẻ đi nha sỹ càng sớm càng tốt. Tốt nhất là ngay khi trẻ biết đi và đã có răng sữa thì nên cho bé đi nha sỹ để theo dõi lịch thay răng cũng như là điều trị các vấn đề bệnh lý khác.

– Không tạo cho trẻ những thói quen xấu như mút ngón tay, ngậm ti giả, liếm môi, đẩy lưỡi, ngủ thở miệng. Nếu phát hiện thấy bé có những tật xấu này hãy nhắc nhở và giúp bé khắc phục ngay.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nắm rõ về nguyên nhân răng hô cũng như cách phong ngừa, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra răng hô là gì ?



Răng hô là trường hợp răng mọc hướng ra ngoài, khiến mất thẩm mỹ, mất tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân khiến cho răng bị hô là gì và có những cách gì để chữa răng hô ?

Lý giải nguyên nhân tại sao răng lại bị hô?

- Do yếu tố di truyền, thông thường khi bố mẹ có răng bị hô thì theo sự di truyền từ gen, 70% con sẽ thừa hưởng hàm răng hô.



Thường xuyên mút tay cũng là nguyên nhân gây ra răng hô

- Những thói quen xấu khi còn nhỏ như thường xuyên mút tay, tật đưa lưỡi ra đằng trước, tật cắn môi dưới hay chống cằm thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến răng hô.

- Tác động mạnh trực tiếp đến răng thường xuyên như cắn mía, gặm xương… cũng gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của răng và là nguyên nhân gây hô.
Biểu hiện của hô là như thế nào? Tại sao răng bị hô?

- Răng chìa ra phía trước: Đây là kiểu hô thường hay gặp nhất. Răng chìa ra phía trước làm mất thẩm mỹ gương mặt.



Hô là tình trạng các răng bị chìa ra phía trước, trông mất thẩm mỹ

- Cung hàm hẹp, nổi bật các răng cửa: Khi cung hàm bị hẹp, các răng cửa sẽ có khuynh hướng nổi bật và chìa ra phía trước, làm bạn có cảm giác bị hô. Bạn cần thận trọng với chỉ định nhổ răng cho trường hợp này.

- Hô 2 hàm: Trường hợp này bạn thường thấy mình bị hô khá nhiều. Môi căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên.
Chữa trị răng hô bằng cách nào hiệu quả nhất?



Niềng răng chỉ phù hợp với trường hợp hô nhẹ do răng

- Giải pháp 1:  Chỉnh nha (niềng răng) là một quá trình sắp xếp lại răng bằng hệ thống mắc cài cố định để tạo một lực nhẹ liên tục tác động lên răng kết hợp với chuyên môn của bác sĩ làm cho răng di chuyển, sớm sắp xếp ngay ngắn các răng không chìa ra và cũng không cần nhổ răng. Tuy nhiên, niềng răng thông thường sẽ mất thời gian từ 2 đến 4 năm. Đặc biệt, phương pháp này chỉ hiệu quả cho những trường hợp hô nhẹ và ở độ tuổi thích hợp.
- Giải pháp 2: Nhiều trường hợp lớn tuổi hoặc vì tính chất công việc không có nhiều thời gian… thì giải pháp chỉnh hàm hô bằng công nghệ 3D chính là giải pháp phù hợp nhất. Tùy theo mức độ lệch của xương hàm, các bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức phẫu thuật phù hợp cho từng người.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Răng hô là gì và cách nhận dạng cơ bản



Hô răng là tình trạng sai lệch khớp cắn, gây mất thẩm mỹ cũng như khó khăn trong việc ăn uống. Vậy răng hô là răng như thế nào và cách nhận dạng thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời.

1. RĂNG HÔ LÀ NHƯ THẾ NÀO?


Răng hô là như thế nào?



Răng hô là răng mọc không đúng vị trí, phương răng, thế răng và chiều răng. Những chiếc răng này được coi là bị sai lệch so với không chỉ xương hàm mà còn với cấu trúc của khuôn mặt.

Cho nên, để nhận diện được răng hô là như thế nào, trước hết bạn cần quan sát kỹ thật kỹ hàm răng của mình nhé. Nếu cần hãy dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ như gương soi, máy chụp hình, thức đo thì càng có kết quả chuẩn xác hơn. Hãy soi, chụp và đo khuôn miệng cũng như hàm răng một cách toàn diện, theo các phương nghiêng mặt, thẳng mặt, từ trên trán xuống và cận răng. Sau đó hay đối chiếu và phân tích.

» Tương quan khuôn mặt không chuẩn:

Trước hết hãy nhìn các góc nghiêng, nếu thấy đường kéo từ trán xuống tới miệng là một đường trượt ra phía trước thì khả năng bạn bị hô là rất cao.

Tiếp đó hãy nhìn ảnh chụp từ trên xuống, nếu bạn nhìn thấy miệng hoặc cằm của mình thì cũng có khả năng là đã bị hô.

» Tương quan hai hàm răng không chuẩn:

Bạn thử ngậm khít hai hàm răng lại với nhau, nếu như hàm răng dưới phủ ngoài hàm răng trên thì có nghĩa đã bị hô ngược (tức là móm).

Nếu hàm răng trên ở ngoài hàm răng dưới nhưng thử cảm nhận xem rìa răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 thân trong của răng cửa hàm trên không. Nếu chạm cao hơn và sâu hơn, hoặc chạm hẳn vào nướu thì khả năng đã bị hô.

» Tương quan răng với xương hàm không chuẩn:

Ảnh chụp nghiêng răng sẽ cho bạn thấy rõ điều này. Nếu bạn thấy từ chân răng xuống tới rìa răng không tạo thành một đường song song với phương thẳng đứng thì có nghĩa là răng đã mọc vểnh ra ngoài, mất cân xứng với xương hàm nên gây ra hô vẩu.


Cần xác định răng hô như thế nào, do hàm hay do răng



» Răng mọc sai thế, chiều:

Khi những chiếc răng và hàm không mất cân đối với nhau và với khuôn mặt, nhưng các răng mọc lại bị kênh lên nhau, xoay chiều, vênh sang bên sẽ khiến cho môi bị đội lên tạo cảm giác bị hô nhẹ.

Như vậy, rõ ràng khi nói về vấn đề hô vẩu, để xác định răng hô thì không chỉ căn cứ vào việc răng như thế nào là hô, mà còn phụ thuộc vào xương hàm và cấu trúc hàm mặt nói chung. Việc xác định răng hô và tỷ lệ hô dẫu sao cũng cần phải thực hiện bằng các phương pháp chuyên khoa, bài bản tại phòng nha.
2. Ý NGHĨA LIÊN QUAN VÀ CÁCH CHỮA RĂNG HÔ LÀ GÌ?

Răng hô chỉ đơn giản là sự sai lệch ở răng và xương hàm, hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt nhân tướng, nó có thể phát sinh rất tự nhiên do di truyền. Qua những phân tích răng hô là như thế nào chi tiết trên, chúng ta có thể khẳng định được điều này.

Hiểu được chính xác răng hô là răng hô là răng như thế nào sẽ giúp bạn và bác sỹ điều trị biết được nên điều trị theo hướng nào thì cho hiệu quả triệt để.




Hiểu rõ răng hô là gì để có cách chữa trị đúng



Cụ thể sẽ có các hướng điều trị răng hô như sau:

- Niềng răng: Nếu bị hô do răng sai lệch

- Phẫu thuật hàm: Nếu bị hô do xương hàm

- Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Nếu bị hô do cả răng và xương hàm hoặc trường hợp bị hô do xương hàm nhưng các răng mọc không đều và thẳng hàng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Cách che khuyết điểm răng hô



Răng hô khiến khả năng ăn nhai kém, mất tự tin trong giao tiếp đặc biệt là chị em phụ nữ. Ngoài niềng răng thì còn cách nào có thể giúp che bớt đi khuyết điểm này không ? Bài viết sau sẽ giới thiệu một số cách giúp che đi khuyết điểm răng khô cho chị em phụ nữ.


Khác với nhiều khuyết điểm khác trên khuôn mặt, răng hô rất khó có thể che đi được. Răng hô làm sao hết được chỉ bằng những cách “che chắn” thông thường? Với những vết nám, mụn nhỏ, sẹo,… bạn có thể dùng phần hoặc kem che khuyết điểm để “giấu” đi. Nhưng hàm răng hô thì không thể che đi theo cách này được. Ngay cả khi bạn không cười nói, hàm răng hô vẫn bị phát hiện.



Trang điểm khéo léo là cách che khuyết điểm răng hô bạn có thể nghĩ đến

Do đó, nếu hi vọng vào cách che khuyết điểm răng hô, có lẽ bạn phải sử dụng chiến thuật “đánh lạc hướng”. Có nghĩa là bạn tạo ra những điểm nhấn trên không chỉ khuôn mặt mà còn ở kiểu tóc và quần áo. Đặc biệt khi trang điểm bạn có thể chăm chút hơn cho đôi mắt, tạo điểm nhấn đặc biệt cho mắt và làm cao sống mũi. Khi sống mũi cao, cảm giác nhô của khuôn miệng sẽ giảm đáng kể. Hơn nữa khi đôi mắt thu hút thì điểm nhìn của người đối diện sẽ tập trung vào đây hơn là ở miệng. Nếu style ăn mặc và kiểu tóc của bạn ấn tượng thì càng làm phân tán sự chú ý của người khác vào khuyết điểm răng hô hiệu quả hơn.

Nếu thấy tự tin với khả năng trang điểm của mình thì hãy thử nghiệm những kiểu kẻ môi và loại son phù hợp sao cho có thể tạo hình cho khuôn miệng vẻ gợi cảm với chiếc môi cong quyến rũ hơn. Khi đó, sẽ chẳng còn ai nhớ đến việc bạn bị hô nữa và bạn cũng không cần phải lo lắng răng bị hô cười thế nào cho đẹp.

Liệu có cách che khuyết điểm răng hô tự chữa trị được không? Thực tế, việc tự chữa răng hô là điều không thể. Không có bất cứ cách nào hay mẹo chữa răng hô tại nhà nào trị răng hô hiệu quả được. Muốn làm cho những chiếc răng hô di chuyển lùi vào trong mà không nhờ tới lực kéo răng của mắc cài, được tính toán chi tiết và duy trì trong nhiều năm thì không thể tạo ra hiệu quả.
Hướng dẫn cách che khuyết điểm răng hô
Để che đi răng hô, bạn hãy thực hiện theo một quy trình mà các chuyên gia trang điểm đã thực hiện thì dù là khuyết điểm nào chi chăng nữa cũng có thể được che giấu một cách khéo léo


Cách che khuyết điểm răng hô nhờ bàn tay trang điểm thần thánh

 Bước 1: Sử dụng kem dưỡng ẩm

Bước đầu tiên trong cách che khuyết điểm răng hô là việc bôi kem dưỡng ẩm, nếu là một cô nàng thường xuyên trang điểm thì chắc chắn bạn biết kem dưỡng ẩm không chứa dầu sẽ là một lựa chọn thông minh. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm, bạn hãy đợi khoảng 1-2 phút rồi chuyển qua bước 2 nhé

 Bước 2: Dùng kem lót nền

Kem lót nền giúp da láng mịn hơn, thu nhỏ lỗ chân lông. Bạn dùng kem lót nền thoa đều lên mặt có tác dụng giữ cho lớp make up của bạn được lâu bền hơn, làn da mượt mà, hoàn hảo hơn

 Bước 3: Dặm kem nền trên toàn bộ khuôn mặt

Kem nền là bước quan trọng trong trang điểm, nó khá hoàn hảo vì có thể làm đều màu da, che khuyết điểm trên da để làm da nhẵn mịn hơn. Đồng thời nó là lớp nền hoàn hảo giúp lớp trang điểm lâu trôi và bền màu cho những buổi tiệc cuối năm.

 Bước 4: Che giấu các tì vết

Cách tốt nhất để che khuyết điểm là bạn cần phải đảm bảo khu vực này có độ ẩm cần thiết để hấp thụ kem nhanh nhất. Sau đó bạn dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ kem che khuyết điểm và chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ phấn bột phủ mờ bên trên là các tì vết sẽ biến mất.

 Bước 5 : Phủ phấn

Phấn trang điểm chắc chắn là người bạn chứ không phải là kẻ thù của da, chỉ cần bạn không phủ phấn quá nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc. Bạn nên dùng một lượng phấn nhỏ trên da để “hút sáng” và giúp da đều màu, tự nhiên hơn. Chú ý tạo sống mũi cao vì dáng mũi cao sẽ đánh lừa thị giác giúp giảm đi phần nào cảm giác khuôn miệng nhô ra

 Bước 6: Đánh phấn mà hồng và trang điểm mắt

Cần nhấn vào đôi mắt vì đây là phần thu hút người khác nhất trên khuôn mặt. Bạn có thể lựa chọn màu mắt tùy ý nhưng nhớ là phải làm nổi bật mắt lên. Ví dụ nếu thích vẻ đẹp tự nhiên thì bạn có thể lựa tông màu cam nude tiệp màu da giúp đôi mắt tươi sáng có hồn nhưng vẫn cực kỳ tự nhiên chẳng hạn

 Bước 7: Trang điểm môi

Việc trang điểm cho đôi môi là khâu quan trọng nhất. Hãy tạo cho mình một đôi môi cong vút sang chảnh sẽ là cách che khuyết điểm răng hô rất hay đó bạn
Cách che khuyết điểm răng hô nào không cần đeo mắc cài niềng răng?

Nếu không thể tự xử lý răng hô tại nhà được, che khuyết điểm không “ăn thua” và lại trị răng hô không cần niềng răng thì bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là chỉnh nha không mắc cài.

Phương pháp này còn gọi là chỉnh nha khay trong suốt Invisalign. Invisalign cũng là khí cụ chỉnh nha tương đương với mắc cài, nhưng khi đeo khí cụ này trên răng sẽ không ai phát hiện ra bạn đang niềng răng.

Nó là một khay niềng trong suốt, thiết kế vừa vặn với hàm răng. Khi đeo Invisalign sẽ làm răng di chuyển dần dần cho đến khi đều đặn nhất. Trong quá tình đeo Invisalign, bạn hoàn toàn có thể tự tùy chỉnh, tháo lắp bất cứ khi nào bạn muốn nên rất tiện lợi, khác hẳn so với mắc cài. Để điều chỉnh răng hô về vị trí đều khít trên cung hàm cần đến một khoảng thời gian khá dài từ 12-24 tháng và cần tới 20-25 khay niềng được tùy chỉnh qua mỗi đợt thăm khám.

Đây chính là cách trị răng hô hiệu quả và rất kín đáo, không phải tới phòng nha nhiều lần trong quá trình điều trị. Cách che khuyết điểm răng hô này cho hiệu quả vĩnh viễn và bạn hoàn toàn không cần thực hiện lại quy trình chỉnh nha và nỗi băn khoăn răng hơi hô thì cười như nào của bạn cũng sẽ được giải tỏa.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn điều gì băn khoăn cần giải đáp hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Ba cách làm răng hết hô hiệu quả tại nhà



Răng bị hô (răng vẩu) gây mất thẩm mỹ khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp, vì vậy mà việc chữa trị răng hô luôn được mọi người quan tâm nhưng vì lo ngại vướng bận công việc nên không đến phòng khám chữa trị. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu bạn cách trị hô đơn giản tại nhà.

Cách làm răng hết hô tại nhà bằng dùng tay đẩy lực vừa phải

Khi răng mọc sai vị trí và vểnh ra ngoài, bạn có thể dùng tay ẩn nhẹ hàng ngày với lực đẩy vừa phải. Tuyệt đối không được cố gắng đẩy khi thấy không có hiệu quả. Đây chỉ là cách làm răng bớt hô tại nhà thô sơ và chỉ đạt hiệu quả với những người mới thay răng. Ngoài ra, phương pháp này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người, không nên cố gắng để tác động vào bằng lực mạnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng và xương hàm.



Dùng tay đẩy hàm thường xuyên

Trước khi thực hiện, bạn cần vệ sinh tay và miệng sạch sẽ và tiến hành như sau:


- Bước 1: Dùng 2 ngón tay cái, trỏ, lần lượt ấn nhẹ bên ngoài răng và đẩy răng vào phía trơng

- Bước 2: Sử dụng cả ngón tay trỏ, đặt nằm song song với hàm răng, sau đó dùng lực nhẹ đẩy vào bên trong

Hiệu quả: Với 2 động tác này 15 phút mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong một thời gian dài bạn sẽ thấy hàm răng vẩu có dấu hiệu thu vào. Tuy nhiên, cách chữa răng vẩu tại nhà này chỉ đạt được hiệu quả ở tuổi dậy thì, khi hàm răng đang phát triển mà thôi.
Cách chữa răng vẩu tại nhà bằng dụng cụ kéo răng
Hiện trên thị trường đã xuất hiện một số những dụng cụ kéo răng tại nhà như là một cách làm răng hết hôhiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những dụng cụ phù hợp để có thể làm răng hết hô mà không cần phải đến gặp nha sĩ.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ dụng cụ kéo răng hô

- Bước 2: Lắp dụng cụ kéo răng vào hàm theo hướng dẫn



Cách chữa răng vẩu bằng dụng cụ tại nhà


Nhược điểm: Những bộ dụng cụ này thường tự chế theo những khung hàm răng riêng của từng người, vì vậy bạn phải trực tiếp đến các cơ sở sản xuất mới có thể có được bộ khung chữa răng hô đúng chuẩn.
Cách chữa răng hô tại nhà sử dụng niềng răng tháo lắp
Nếu tính chất công việc của bạn phải giao tiếp nhiều và bạn cảm thấy ngại khi phải niềng răng để chữa răng vẩu, bạn có thể sử dụng hàm niềng răng tháo lắp.

Tính chất của loại hàm này là sử dụng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy thuận lợi nhất. Bạn có thể sử dụng khi ở nhà, trong lúc ngủ đều được. Khi cần phải giao tiếp, ra bên ngoài thì có thể tháo ra.



Niềng răng bằng hàm tháo lắp

Cách thực hiện:

- Bước 1: Với cách làm răng hết hô bằng phương pháp này, điều quan trọng là bạn cần phải có một hàm niềng răng tháo lắp. Bạn có thể đến tất cả các trung tâm y tế để được làm khung niềng răng tháo lắp.

- Bước 2: Sau khi đã có bộ niềng răng, bạn có thể lắp lúc nào muốn để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của bản thân.

- Bước 3: Khi không sử dụng, bạn phải vệ sinh hàm một cách sạch sẽ và bảo quản những nơi khô ráo, tránh ánh sáng, độ ẩm cao.

Hiệu quả: Với cách làm hết răng hô tại nhà này chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp bị răng hô thể nhẹ mà thôi và hiệu quả của phương pháp này sẽ không cao, cần nhiều thời gian để thực hiện lâu dài. Nếu như niềng răng thường xuyên cần trung bình từ 2 – 3 năm thì niềng răng tháo lắp phải cần đến từ 4 – 5 năm để thực hiện.

Hy vọng bài viết trên sẽ có thể giúp bạn tìm lại hàm răng đều đẹp như ý, nếu còn băn khoăn không thể thực hiện một mình bạn nen tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất. Chúc bạn may mắn!

Được tạo bởi Blogger.

Search