Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc-nieng-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Chữa răng vẩu hết bao nhiêu tiền?

Răng vẩu là trường hợp khiếm khuyết khá phức tạp, có những dạng vẩu khác nhau: có thể là vẩu do răng gây ra, có thể vẩu do xương hàm gây ra, và cũng có thể bị vẩu do cả 2 nguyên nhân này gây ra. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu phương pháp chữa trị cho từng trường hợp vẩu và bảng giá để bạn tham khoa.



Chi phí chữa răng vẩu hết bao nhiêu tiền?
CHI PHÍ CHỮA RĂNG VẨU HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Muốn biết chính xác chi phí chữa răng vẩu bao nhiêu tiền, cần biết cụ thể bạn bị vẩu theo kiểu nào, do răng, do xương hàm hay là do cả hai nguyên nhân này. Vì thế, để xác định chính xác mức giá cụ thể bạn cần trải qua thăm khám trực tiếp, bác sỹ sẽ xác định chính xác nhất.

Trong trường hợp bạn không miêu tả cụ thể tình trạng răng vẩu như thế nào, chúng tôi chỉ xin đưa ra khung giá chung cho từng kiểu hô vẩu riêng.

Nếu bị vẩu do răng thì chỉ cần niềng răng. Khi đó, giá nắn chỉnh răng vẩu sẽ phụ thuộc chính các loại mắc cài được bạn lựa chọn. Chi tiết chi phí các loại mắc cài như sau:

CHI PHÍ CHỮA RĂNG VẨU BẰNG NIỀNG RĂNG
DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Trainer Khí Cụ Chỉnh Nha Trọn gói 3000.000-5.000.000
Khí Cụ Nong Hàm (1 hàm Mỹ) Trọn gói 10.000.000
Niềng Răng Tháo Lắp Trọn gói 5000.000-15.000.000
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Thường Trọn gói 25.000.000 – 30.000.000
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Tự Buộc Trọn gói 35.000.000 – 40.000.000
Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Trọn gói 30.000.000-35.000.000
Niềng Răng Mắc Cài Sứ Trọn gói 40.000.000-45.000.000
Niềng Răng Mắc Cài Sứ Tự Buộc Trọn gói 45.000.000-50.000.000
Niềng Răng Mắc Cài Mặt Trong Trọn gói 75.000.000-80.000.000
Niềng Răng Khay Trong eCligner Trọn gói 80.000.000-120.000.000
Mini vít hỗ trợ 1 răng 2.500.000


Nếu bị vẩu do xương hàm thì cần phẫu thuật hàm vẩu mới chữa hết hô vẩu. Khi đó, chữa răng vẩu hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào giá phẫu thuật chỉnh hàm. Trong trường hợp được xác định bị vẩu do cả răng và xương hàm thì chi phí điều trị sẽ bao gồm cả giá phẫu thuật với giá mắc cài niềng răng. Bởi vì để điều trị bệnh nhân buộc phải vừa phẫu thuật, vừa phải niềng răng mới cho hiệu quả cao nhất. Cụ thể các mức giá như sau:

CHI PHÍ PHẪU THUẬT RĂNG VẨU
DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm Trọn gói 60.000.000-70.000.000
Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm kết hợp niềng răng Trọn gói 110.000.000 – 170.000.000
Chỉnh hình vi phẫu ghép xương Trọn gói 60.000.000-75.000.000
Chỉnh hình hạ thấp gò má Trọn gói 60.000.000-70.000.000
Phẫu thuật chỉnh hình tháp mũi Trọn gói 40.000.000-45.000.000
Phẫu thuật chỉnh hình vùng trán Trọn gói 40.000.000-45.000.000
Phẫu thuật cắt gọt xương hàm Trọn gói 45.000.000-55.000.000

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như tìm được phương pháp chữa răng vẩu thích hợp cho mình, nếu có băn khoăn gì bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.































Niềng răng có hôn được không ?



Việc sở hữu một hàm răng khấp khểnh, mọc lệch lạc sẽ gây mất thẩm mỹ khiến mọi người mất tự tin trong giao tiếp, khả năng ăn nhai cũng bị giảm sút. Niềng răng chính là giải pháp cứu cánh, tuy nhiên có một phần bạn trẻ lo lắng khi niềng răng vì lo sợ niềng răng sẽ không hôn được, ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc " Niềng răng có hôn được không ? ".

1. Đang niềng răng có hôn được không?

Với những lưu ý cụ thể và chi tiết dưới đây bạn sẽ không còn phải băn khoăn về việc niềng răng có hôn được không và hoàn toàn có thể tự tin xử lý kịp thời được các tình huống.

♦ Thời gian “kiêng cữ”

Nếu bạn đang ở trong những tháng đầu của lộ trình chỉnh nha thì tốt nhất nên kiêng hẳn hành động này. Đây là thời điểm răng đang còn “vất vả” để làm quen với sự hiện diện của mắc cài và môi thì đang bị kích ứng khó chịu bởi cảm giác khô khan.

Hơn nữa, trong 3 tháng đầu có thể bạn muốn hôn cũng không được vì cả răng, môi và lưỡi đều khó theo sự điều phối nhịp nhàng. Nhiều người cố tình không kiêng cữ sẽ dễ bị đau.


Chọn thời điểm và có kỹ thuật tốt sẽ giúp bạn có những nụ hôn hoàn hảo khi niềng răng

♦ Thay đổi kỹ thuật

Đeo mắc cài đương nhiên hôn sẽ khó khăn hơn ngay cả khi bạn đã quen với mắc cài. Do đó, hãy thay đổi “chiến thuật” khi hôn. Nếu bạn mê mẩn nụ hôn kiểu Pháp thì hay kiềm chế nhé. Tốt nhất nên hôn bằng môi nhiều hơn, tránh va chạm răng và lưỡi. Nếu dùng lưỡi bạn sẽ rất dễ mất kiểm soát và làm ảnh hưởng đến những chiếc mắc cài và dễ khiến người đối phương bị đau lây.

Tất cả những cử động khi hôn hãy thật nhẹ nhàng, từ tốn, đừng nóng vội, hấp tấp.

♦ Những vật dụng hữu ích

Son dưỡng môi và sáp nha khoa dùng cho mắc cài sẽ giúp cho môi mềm mại hơn, mắc cài không còn gây vướng víu nữa. Đó là hai vật dụng mà bạn nên thủ sẵn trong những dịp quan trọng mà bạn biết thời khắc của những nụ hôn sẽ đến.


Niềng răng có hôn được không? – Hãy thật nhẹ nhàng và từ tốn khi hôn đối tác

♦ Hãy hôn bằng lý trí

Hôn cần có cảm xúc, nhưng trong khi niềng răng hay đừng bỏ rơi lý trí của mình. Nên giữ cho đầu bạn tỉnh táo đôi chút để điều khiển các cử động được chính xác nhất, tránh những tình huống khó chịu có thể xảy ra. Quan trọng nhất là hãy giữ tinh thần thoải mái, không nên vì những chiếc mắc cài mà lo lắng thái quá. Tốt nhất, hãy trao đổi trước với đối tác để bạn tự tin hơn.

Niềng răng uy tín ở đâu tại Sài Gòn?


Khi bạn đến với Nha Khoa nha khoa KIM, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ thăm khám, chụp phim x-quang Cone bean CT 3D kiểm tra cấu trúc răng, tình trạng răng, tủy răng hiện tại; kết hợp với phần mềm phân tích Vecph 3D mô phỏng sự dịch chuyển của răng và giả định trước kết quả đạt được. Từ đó giúp bác sĩ lên kế hoạch niềng răng và tư vấn cụ thể những điều bạn cần làm trong quá trình niềng răng cũng như việc niềng răng có hôn được không.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thỏa những thắc mắc về vấn đề " Niềng răng có hôn được không ? ", nếu còn điều gì băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa Kim để được tư vấn một cách tốt nhất.


Niềng răng có gây hại gì không ?



Những ai sở hữu hàm răng lệch lạc, khấp khểnh,... đếu bị mất tự tin trong giao tiếp vì hàm răng không thẩm mỹ của mình. Tuy nhiên, rào cản do việc sợ bị đau khi niềng răng khiến mọi người còn băn khoăn chưa đi niềng răng. Vậy niềng răng có gây hại không ?

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là một phương pháp tiên tiến trong điều trị nha khoa, sử dụng các khí cụ hỗ trợ như mắc cài, dây cung,.v..v.. để giúp kéo răng lệch lạc, không đúng vị trí được sắp xếp ngay ngắn và giúp bạn có một khớp cắn tốt, giúp quá trình ăn nhai trở nên thoải mái hơn. Phương pháp niềng răng sẽ không làm bạn cảm thấy đau đớn gì cả, chẳng qua do lúc đầu khi mới gắn mắc cài bạn có thể cảm thấy không quen, khó chịu hay bị vướng víu ở phần má và môi. Sau một thời gian, bạn sẽ quen dần với cảm giác này.


* Niềng răng có làm ảnh hưởng gì không?

Trong thời gian niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài lên răng, dây cung và các khí cụ hỗ trợ cho quá trình niềng răng. Việc gắn các khí cụ chỉnh nha này có thể gây khó khăn cho bạn trong quá trình vệ sinh răng miệng, làm răng bạn có thể bị sâu hơn,.v.v..Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng của mình tốt, chải răng thường xuyên và tuân thủ theo những hướng dẫn của Bác sĩ thì việc sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh sau khi niềng răng không phải là điều khó khăn.



Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Ngày nay, bên cạnh các phương pháp niềng răng gắn chặt truyền thống còn có phương pháp niềng răng tháo lắp. Phương pháp này sử dụng các khay trong suốt giúp răng bạn di chuyển từ từ cho đến khi răng bạn trở nên đều hơn. Với phương pháp niềng răng tháo lắp không những mang lại hiệu quả tính thẩm mỹ mà còn giúp việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Tại sao vấn đề ăn uống cần được quan tâm khi vừa niềng răng ?



Đối với người đang trong giai đoạn niềng răng, thì việc ăn uống sao cho đúng góp phần quan trọng không hề nhỏ. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như không ảnh hưởng đến các mắc cài trên răng. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho bạn người niềng răng ăn gì và kiêng ăn gì.

1. Tại sao cần chú ý về ăn uống khi niềng răng ?
Sở dĩ người chỉnh nha cần chú ý đặc biệt đến vấn đề ăn uống khi niềng răng là bởi vì:

- Ăn uống là việc không thể thiếu và phải duy trì hàng ngày để có đủ năng lượng làm việc, học tập và tham gia nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, khi niềng, bệnh nhân phải gắn các mắc cài lên răng. Sự hiện diện của mắc cài sẽ khiến cho thức ăn dễ giắt vào kẽ răng và vào mắc cài. Việc này sẽ gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng hàng ngày và dễ dấn đến bệnh lý răng miệng. Tìm hiểu ăn gì khi niềng răng sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm cho phù hợp, hạn chế được tình trạng kể trên.



Ăn gì khi niềng răng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả của ca niềng chỉnh

- Hơn nữa, khi răng mang mắc cài, răng vừa chịu lực đè của mắc cài, vừa chịu lực xiết nên thường yếu và nhạy cảm hơn. Nếu lực ăn nhai không phù hợp nữa sẽ là gánh nặng cho răng, dễ khiến răng bị yếu đi không thể hồi phục.

- Bản thân mắc cài cũng có thể bị bung bật dưới tác động của lực nhai nghiến và độ rắn cứng của thực phẩm.

Do đó, không thể không chú ý đến vấn đề ăn uống khi niềng răng.
2. NIỀNG RĂNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?

Chế độ ăn uống chung khi niềng răng cần đảm bảo tuân thủ tiêu chí: mềm – ít cặn bám – vừa ăn và ít đường. Trong vài tuần đầu tiên khi niềng răng, chắc chắn bạn chưa thể thích nghi luôn với những chiếc mắc cài, vì thế để tránh những đau nhức mắc cài gây ra, đồng thời hạn chế một số bệnh lý răng miệng, bạn nên đặc biệt chú ý việc ăn gì khi niềng răng và cần kiêng gì.

Những loại đồ ăn bạn nên lựa chọn cần có những đặc điểm sau:

- Thực phẩm mềm, không cứng không quá giòn dai sẽ tốt hơn cho răng miệng trong thời kỳ răng nhạy cảm này.

- Thực phẩm ít cặn bám để tránh tồn đọng và giắt nhét sâu vào kẽ răng khó làm sạch triệt để.

- Thực phẩm ít hoặc không đường là lý tưởng nhất cho răng trong thời gian niềng chỉnh để tránh sâu răng.

- Thực phẩm đưa vào miệng nên vừa miếng để tránh ăn nhai nhồm nhoàm và răng phả dùng quá nhiều lực làm ảnh hưởng đến mắc cài.
a/ Các món ăn khi niềng răng tốt nhất



Ăn gì khi niềng răng rất quan trọng, tránh ảnh hưởng đến mắc cài và tránh răng bị xô lệch

Để quá trình niềng răng không bị ảnh hưởng, người niềng răng cần có chế độ ăn uống khi niềng răng thật hợp lý. Các món ăn cho người niềng răng được khuyến khích bao gồm:

+ Các món ăn chế biến từ trứng.

+ Các loại ngũ cốc, mỳ, cơm mềm.

+ Các sản phẩm từ sữa, phô mai, bơ mềm, bánh và thức uống chế biết từ sữa tươi, sữa chua.

+ Các loại thịt băm viên, thịt gia cầm, hải sản chế biến kỹ.

+ Rau quả luộc chín.

+ Các loại súp, cháo

+ Đậu phụ, khoai tây nghiền,…

+ Trái cây như táo, chuối, sinh tố, nước ép,…
b/ Niềng răng phải kiêng những gì?

Nên tuyệt đối tránh các loại thực phẩm sau đây quá trình niềng răng diễn ra được an toàn nhất, không làm bong tuột mắc cài, tránh sử dụng lực mạnh để cắn, nhai làm răng dễ xô lệch không mong muốn



Niềng răng phải kiêng những gì?

+ Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, khoai tây chiên, đá viên,…

+ Thực phẩm dai – dẻo: vỏ bánh pizza, bánh dày, bánh nếp, bánh mỳ Pháp có vỏ dai cứng,…

+ Thực phẩm cứng: kẹo, bánh sừng bò, xương,…

- Ngoài ra cách ăn cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến niềng răng cụ thể:

+ Các thực phẩm đòi hỏi thao tác ăn phải cắn ngập răng như bắp ngô, táo, cà rốt, sườn, đùi cánh gà,… thì nên tránh

+ Nếu thực phẩm quá lớn thì nên cắt nhỏ vừa miếng để ăn, không nên ăn cả miếng to, hoặc nhằn xé bằng răng, môi.

Đặc biệt, khi niềng răng đã kết thúc, bệnh nhân vẫn nên chú ý đến việc ăn uống sau khi niềng răng như thế nào để hàm răng tiếp tục được ổn định. Nếu cẩn thận thì tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ ăn trên đây thêm vài tháng, nhất là với những người phải đeo khay định hình sau khi tháo mắc cài.

Như vậy, vấn đề ăn uống khi niềng răng là rất quan trọng nhưng không có nghĩa là kiêng đến mức ăn không đủ chất. Thực phẩm có thể ăn khá đa dạng, không kém so với khi không niềng răng nhưng chỉ cần chế biến phù hợp và có cách ăn an toàn thì sẽ không phải băn khoăn lo lắng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn một cách tốt nhất.

Răng hô là gì và cách nhận dạng cơ bản



Hô răng là tình trạng sai lệch khớp cắn, gây mất thẩm mỹ cũng như khó khăn trong việc ăn uống. Vậy răng hô là răng như thế nào và cách nhận dạng thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời.

1. RĂNG HÔ LÀ NHƯ THẾ NÀO?


Răng hô là như thế nào?



Răng hô là răng mọc không đúng vị trí, phương răng, thế răng và chiều răng. Những chiếc răng này được coi là bị sai lệch so với không chỉ xương hàm mà còn với cấu trúc của khuôn mặt.

Cho nên, để nhận diện được răng hô là như thế nào, trước hết bạn cần quan sát kỹ thật kỹ hàm răng của mình nhé. Nếu cần hãy dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ như gương soi, máy chụp hình, thức đo thì càng có kết quả chuẩn xác hơn. Hãy soi, chụp và đo khuôn miệng cũng như hàm răng một cách toàn diện, theo các phương nghiêng mặt, thẳng mặt, từ trên trán xuống và cận răng. Sau đó hay đối chiếu và phân tích.

» Tương quan khuôn mặt không chuẩn:

Trước hết hãy nhìn các góc nghiêng, nếu thấy đường kéo từ trán xuống tới miệng là một đường trượt ra phía trước thì khả năng bạn bị hô là rất cao.

Tiếp đó hãy nhìn ảnh chụp từ trên xuống, nếu bạn nhìn thấy miệng hoặc cằm của mình thì cũng có khả năng là đã bị hô.

» Tương quan hai hàm răng không chuẩn:

Bạn thử ngậm khít hai hàm răng lại với nhau, nếu như hàm răng dưới phủ ngoài hàm răng trên thì có nghĩa đã bị hô ngược (tức là móm).

Nếu hàm răng trên ở ngoài hàm răng dưới nhưng thử cảm nhận xem rìa răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 thân trong của răng cửa hàm trên không. Nếu chạm cao hơn và sâu hơn, hoặc chạm hẳn vào nướu thì khả năng đã bị hô.

» Tương quan răng với xương hàm không chuẩn:

Ảnh chụp nghiêng răng sẽ cho bạn thấy rõ điều này. Nếu bạn thấy từ chân răng xuống tới rìa răng không tạo thành một đường song song với phương thẳng đứng thì có nghĩa là răng đã mọc vểnh ra ngoài, mất cân xứng với xương hàm nên gây ra hô vẩu.


Cần xác định răng hô như thế nào, do hàm hay do răng



» Răng mọc sai thế, chiều:

Khi những chiếc răng và hàm không mất cân đối với nhau và với khuôn mặt, nhưng các răng mọc lại bị kênh lên nhau, xoay chiều, vênh sang bên sẽ khiến cho môi bị đội lên tạo cảm giác bị hô nhẹ.

Như vậy, rõ ràng khi nói về vấn đề hô vẩu, để xác định răng hô thì không chỉ căn cứ vào việc răng như thế nào là hô, mà còn phụ thuộc vào xương hàm và cấu trúc hàm mặt nói chung. Việc xác định răng hô và tỷ lệ hô dẫu sao cũng cần phải thực hiện bằng các phương pháp chuyên khoa, bài bản tại phòng nha.
2. Ý NGHĨA LIÊN QUAN VÀ CÁCH CHỮA RĂNG HÔ LÀ GÌ?

Răng hô chỉ đơn giản là sự sai lệch ở răng và xương hàm, hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt nhân tướng, nó có thể phát sinh rất tự nhiên do di truyền. Qua những phân tích răng hô là như thế nào chi tiết trên, chúng ta có thể khẳng định được điều này.

Hiểu được chính xác răng hô là răng hô là răng như thế nào sẽ giúp bạn và bác sỹ điều trị biết được nên điều trị theo hướng nào thì cho hiệu quả triệt để.




Hiểu rõ răng hô là gì để có cách chữa trị đúng



Cụ thể sẽ có các hướng điều trị răng hô như sau:

- Niềng răng: Nếu bị hô do răng sai lệch

- Phẫu thuật hàm: Nếu bị hô do xương hàm

- Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Nếu bị hô do cả răng và xương hàm hoặc trường hợp bị hô do xương hàm nhưng các răng mọc không đều và thẳng hàng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Niềng răng bị ê do đâu ?



Tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh không chỉ khiến ta mất tự tin trong giao tiếp, mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống,... Niềng răng thẩm mỹ chính là giải pháp cứu cánh trong trường hợp này. Tuy nhiên một số người lo sợ niềng răng sẽ gây đau nhức. Vậy nguyên do niềng răng là gì ?

1. Do nền răng yếu

Trong điều kiện bác sỹ chỉnh lực đảm bảo và chỉ ở mức độ rất nhỏ nhưng vẫn khiến cho người niềng răng thấy bị đau ê. Đó là do bản chất nền răng của người chỉnh nha không được chắc khỏe. Cho nên, ngay cả khi sự di chuyển của răng và thay đổi của xương ở chân răng là rất nhỏ thì vẫn khiến cho bạn cảm thấy bị ê ẩm.

Mắc cài tự buộc sẽ hạn chế ma sát trong rãnh mắc cài

Tình trạng răng và xương quá nhạy cảm cũng sẽ gây ra cảm giác ê đau cho răng trong khi niềng.
2. Do loại mắc cài không đảm bảo

Khi niềng răng, bạn phải gắn các mắc cài lên mặt răng. Sau đó, các mắc cài sẽ được nối với nhau bổi dây cung, dây này nằm trong rãnh mắc cài. Khi lực kéo tạo ra dây cung sẽ bị co kéo trong rãnh. Nếu mắc cài đảm đảm thì sự co kéo này không gây ra ma sát trong rãnh mắc cài. Nhưng ngược lại, nếu mắc cài không đảm bảo lực ma sát sẽ tạo ra lớn làm cho răng bị đau. Trường hợp này thường xảy ra khi dùng niềng răng mắc cài thường.

Ăn nhai không giữ gìn sẽ làm răng đang niềng bị đau
3. Do không giữ gìn trong khi niềng

Việc bạn ăn nhai không chú ý giữ gìn hoặc ăn đồ quá cứng sẽ tác động lên mắc cài làm ảnh hưởng đến răng. Hơn nữa, trong tình trạng răng đang dịch chuyển khá nhạy cảm mà chịu lực nhai lớn và không ổn định thì rất dễ bị đau và ê buốt.
4. Do kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo
Kỹ thuật này do bác thực hiện và chỉ định. Khi mà kỹ thuật thô sơ và không được tối ưu trong thao tác thì bệnh nhân sẽ phả đối mặt với nhiều tính huống khó chịu và ê đau răng. Chảng hạn như chỉ định tăng lực không phù hợp, đốt cháy giai đoạn, chỉ định lực kéo sai hoặc quá mạnh khiến cho niềng răng bị đau.

Khi bác sỹ tăng kực không đảm bảo cũng khiến răng bị đau
5. Cách khắc phục tình trạng ê răng trong khi niềng
Cần chú ý đặc biệt đến 3 điều cơ bản sau đây để có được ca niềng răng hiệu quả mà vẫn ăn toàn không bị đau ê:

- Chọn loại mắc cài đảm bảo:

Mắc cài tự buộc sẽ cho hiệu quả niềng răng tốt hơn, nhanh hơn và không bị tác động bởi lực ma sát, cũng không bị thay đổi bất thường gây đau ê răng.

- Chọn bác sỹ giỏi

Bí quyết của chỉnh nha thành công là phải có bác sỹ giỏi, chuyên sâu về chỉnh nha điều trị. Bác sỹ chính là người phán đoán được nền răng, tốt độ di chuyển của răng và chỉ định lực kéo chuẩn trong từng giai đoạn để tạo ra hiệu quả niềng răng cao nhất mà hoàn toàn không gây đau cho người niềng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Vì sao có nhiều trường hợp niềng răng xong vẫn không đẹp

Niềng răng là kỹ thuật tiên tiến và tối ưu để điều trị các trường hợp răng hô, móm, vẩu.. Tuy nhiên ó nhiều trường hợp niềng xong vẫn không đẹp, vậy nguyên nhân ra sao và cách giải quyết như thế nào?

Niềng răng là kỹ thuật kéo chỉnh răng bằng cách tác động lực từ các mắc cài. Quy trình này nhằm đạt tới giá trị là làm các răng sắp xếp đều đặn với nhau hơn, đưa khớp cắn về tỷ lệ chuẩn và giúp khuôn miệng hài hòa với tổng thể khuôn mặt.

Từ những đặc điểm này có thể thấy, sau niềng răng chúng ta chỉ có thể làm thay đổi được tương quan của các răng trên cung hàm với nhau và với tổng thể khuôn miệng. Ngoài ra, về hình thể răng, màu sắc của răng, vẻ thẩm mỹ của mặt răng vẫn nguyên như cũ. Do đó, nếu việc bạn niềng răng xong vẫn xấu về mặt hình thể và màu sắc của răng là dễ hiểu. Tất cả các kỹ thuật chỉnh nha đều không thể tạo ra được sự thay đổi cho hình thể và màu răng mà cần áp dụng các biện pháp như khoa khác như tẩy trắng, làm mặt dán sứ hoặc bọc răng sứ.
Nguyên nhân vì sao niềng răng xong vẫn xấu?

Riêng về việc niềng răng xong mà răng vẫn không hết hô hoàn toàn thì khả năng là bạn còn bị hô do xương. Khi đã bị hô do xương thì niềng răng không đem lại hiệu quả triệt để mà chỉ khắc phục được phần nào. Bởi vì niềng răng chỉ tác động đến răng sao cho đưa răng về đúng thế thẳng với vòm hàm, song song với phương thẳng đứng. Niềng răng không tác động được tới xương nên nếu hô xương thì cần phẫu thuật hàm mới làm miệng hết hô triệt để được.



Niềng răng xong vẫn xấu có thể do bạn bị hô hàm

Nếu sau niềng răng mà độ đều đặn của các răng vẫn không đẹp thì khả năng lại có thể là do kỹ thuật niềng răng chưa thực sự tối ưu. Vì tuy niềng răng không thể chữa răng hết hô (do xương) nhưng luôn giúp răng đều đặn hơn.

Nếu bạn không hoàn toàn hài lòng với kết quả sau điều trị thì nên thắc mắc ngay với bác sỹ đã trực tiếp điều trị cho bạn để được giải thích và khắc phục. Vì đó mới là người nắm được rõ nhất tình trạng răng của bạn trước và sau khi niềng.

Trong trường hợp bạn muốn được bác sỹ củatư vấn hoặc thăm khám thì có thể liên hệ về Trung tâm theo số Hotline đi kèm phía dưới.

 những trường hợp giống như của bạn chưa bao giờ xảy ra vì nếu đã niềng răng thì bệnh nhân luôn được thăm khám và soi chụp kỹ lưỡng để phát hiện chính xác bị hô răng hay là hô xương, đồng thời chỉ định công nghệ niềng răng hiện đại 3M UGSL thương hiệu Hoa Kỳ. Do đó, mà không để xảy ra tình trạng niềng răng xong vẫn xấu, vẫn hô.

Công nghệ 3M UGSL là phát kiến có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép kéo chỉnh răng một cách bền bỉ, ổn định và không sai khác trong tất cả các lộ trình điều trị. Hàm răng sẽ đạt được độ đều đặn và thẳng hàng nhất, khớp cắn đạt độ hài hòa tuyệt đối, giúp hỗ trợ ăn nhai tốt hơn, vòm miệng đẹp, hài hòa với cả khuôn mặt.

Cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín củng như tay nghề bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng niềng răng được đẹp nhất.

Niềng răng ở lứa tuổi nào là phù hợp nhất

Nên niềng răng ở lứa tuổi nào ?Đây là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi con trẻ có vấn đề về răng miệng. 

Việc niềng răng chỉnh nha là phương pháp làm đẹp phù hợp để phục hình lại hàm răng không mấy đều đẹp. Và việc phục hình chỉnh nha này phụ thuộc nhiều vào kế hoặc điều trị của mỗi người, phụ thuộc vào khoảng cách giữa các răng trong khung hàm, vào độ tuổi tác của từng người. Thường thì độ tuổi niềng răng càng cao thì thời gian bạn phải đeo niềng răng càng lâu. Nói như vậy có nghĩ là bất kỳ ở độ tuổi nào bạn cũng có thể chỉnh nha phục hình răng để làm đẹp cho góc con người của mình.

Cũng như Hiệp Hội nha khoa Quốc Tế các bác sĩ khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi niềng răng ở lứa tuổi từ khi chiếc răng cố định cuối cùng đã mọc hoàn chỉnh tức là trẻ đang ở độ tuổi từ 6 tới 7 tuổi. Và lứa tuổi thích hợp nhất để niềng răng là trong khoảng 8, 9 tuổi tới 18 tuổi vì trong khoảng thời gian này cấu trúc xương của trẻ vị thành niên đang trong quá trình hoàn chỉnh, sẽ rất dễ uốn nắn các răng về vị trí theo ý mình vì thế thời gian phải đeo niềng răng sẽ ngắn và hiệu quả đạt được sẽ là cao. Hơn nữa niềng răng trong độ tuổi này sẽ thuận lợi hơn nhiều khi trẻ có rất nhiều thời gian và không vướng bận nào vào công việc hay lo ngại về vấn đề thẩm mỹ.


Nên niềng răng ở lứa tuổi nào


Mặc dù vậy, cũng không thể phủ định là những trường hợp ở lứa tuổi trung niên và hoa niên thì không thể chỉnh nha. Hiện nay với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu của con người ngày càng tăng cao trong đó có nhu cầu làm đẹp và cũng vì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao trong công việc mà ngày càng có nhiều người ở lứa tuổi trên 20 thậm chí các cụ 50 đều đến nha khoa với nhu cầu niềng răng, chỉnh nha để phục hình lại làm răng để che đi khuyết điểm. Điều chỉnh lại một chút ít để cải thiện nụ cười. Vì thế bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những cụ già vẫn còn đeo niềng răng. Đó là vấn đề bình thường trong một xã hội hiện đại bởi ai cũng có nhu cầu và có quyền làm đẹp như nhau.


Thời gian đeo niềng răng chỉnh nha thường là từ 18 tới 30 tháng. Đối với một số trường hợp phức tạp hoặc một số trường hợp đã cao tuổi thì có thể thời gian sẽ kéo dài hơn tùy vào mức độ. Đôi khi bệnh nhân phải đeo niềng răng suốt quãng đời còn lại do một số nguyên nhân tự thân mà bác sĩ không thể khắc phục được.

Do tình trạng của mỗi người khác nhau, nên để được hiểu rõ và biết chính xác độ tuổi niềng răng phù hợp, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn và thăm khám kỹ nhé.

Cách chăm sóc sau khi niềng răng đúng quy tắc là như thế nào?

Để niềng răng an toàn, tránh phát sinh bệnh lý, bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khi niềng tốt nhất. Vậy cách chăm sóc như thế nào là chuẩn nhất?

1. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng bằng bàn chải
Bàn chải là vật dụng đầu tiên không thể thiếu để làm sạch răng. Nhưng chăm sóc răng miệng khi niềng răng không chỉ cần những chiếc bàn chải thông thường mà còn phải có loại bàn chải “đặc biệt” khác.


– Bàn chải thông thường giúp chải sạch răng bước đầu. Khi niềng, răng nhạy cảm hơn, vì thế nên chọn loại bàn chải đủ mềm mại, đầu bàn chải thon. Thực hiện làm sạch tất cả các mặt răng thật kỹ lưỡng. Thao tác chải răng đảm bảo thực hiện đúng “kỹ thuật” như khi không đeo mắc cài. Nghiêng 45 độ, hướng chải tròn đều, từ tốn, nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, chải đủ thời gian, không vội vàng, ẩu thả.

– Bàn chải kẽ chính là loại bàn chải đặc trưng nhất mà người niềng răng nào cũng cần tới. Bàn chải được thiết kế dáng lưỡi liềm, đầu tròn gắn các lông cứng xung quanh. Đầu bàn chải lưỡi liềm có thể luồn vào trong các kẽ răng và kẽ mắc cài để làm sạch những nơi mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được.
2. Chỉ nha khoa không thể thiếu trong chăm sóc răng miệng khi niềng
Sợi chỉ tơ được thiết kế nhỏ và dai có thể luồn vào các kẽ nhỏ ở mắc cài, răng, giữa răng và mắc cài để lấy đi các mảng bám mà ngay cả bàn chải kẽ cũng không làm sạch hết.

3. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn với nước súc miệng
Làm sạch răng bằng bàn chải hay chỉ nha khoa thì nguy cơ còn sót lại mảng bám và cặn bẩn vẫn cao mà chúng ta không nhìn thấy. Nước súc miệng với sức mạnh riêng sẽ cuốn sạch được những vụn bẩn còn sót lại này. Bước súc miệng sẽ giúp làm sạch vòm miệng hoàn toàn triệt để.

4. Son dưỡng môi hỗ trợ chăm sóc răng miệng khi niềng


Son dưỡng không liên quan đến việc làm sạch răng, nhưng nó có nghĩa rất quan trọng đối với cảm giác của bệnh nhân trong khi đeo mắc cài trên răng. Mắc cài khi gắn trên răng sẽ khiến cho môi trở nên khô và khó chịu hơn bình thường.

Khi đó, son dưỡng môi sẽ giúp làm dịu cảm giác của bạn nhanh chóng nhất.

Đó là những vật dụng mà người niềng răng nào cũng phải cần đến để chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn. Các bác sỹ sẽ tư vấn chi tiết nhất cho bạn về những loại vật dụng này và cho bạn biết nên dùng loại nào là tốt nhất, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng kỹ lưỡng.

Thời gian thích hợp nhất để thực hiện niềng răng là khi nào?

Chỉnh nha niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp hay cố định có sẵn như mắc cài tạo cho hàm răng đều đặn trên cung hàm. Với trẻ em, chỉnh hình còn giúp điều chỉnh sự tăng trưởng xương hàm và hướng cho mọc răng vĩnh viễn theo đúng khớp cắn. Niềng răng khi nào là tốt nhất?

>>phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong
>>Nieng rang mac cai su
1. Căn cứ xác định khi nào cần niềng răng

Giải đáp cho băn khoăn khi nào cần niềng răng chỉnh nha của nhiều bệnh nhân, nha khoa Paris đưa ra những trường hợp nên niềng răng phổ biến nhất. Đối với một hàm răng hô vẩu hay bị thưa thì kỹ thuật chỉnh nha với hàm răng đều, đẹp với hàm răng đều đẹp sẽ tạo cảm giác thoải mái và tự tin cho bạn khi giao tiếp.

Ngoài ra, chỉnh nha niềng răng không những tạo thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Răng đều ngay thẳng giúp dễ vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng cũng như viêm nướu. Với hàm răng đều đặn việc ăn nhai cũng tốt hơn. Các răng mọc lệch lạc ảnh hưởng đến vấn đề phát âm và chức năng của hệ thống nhai. Răng không tiếp khớp tốt giữa hai hàm trên với dưới sẽ khiến các răng còn lại quá tải với lực ăn nhai. Chỉnh hình nha khoa không những tạo tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng.
phẫu thuật hàm hô
2. Khi nào cần niềng răng cho bệnh nhân?
► Trường hợp răng bị hô vẩu

“Hô” là một lý do khá thường gặp khi bệnh nhân đến khám bác sĩ chỉnh nha. Quan điểm trước đây cho rằng điều trị hô luôn luôn phải nhổ răng và thời gian điều trị khá dài. Với kỹ thuật chỉnh nha niềng răng ngày nay, thời gian điều trị trung bình chỉ khoảng 18-24 tháng, tỉ lệ nhổ răng khoảng 20-30%.

Chỉnh nha niềng răng thường áp dụng với trường hợp răng bị chìa ra phía trước: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, răng bị chìa ra làm mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi.

Ngoài ra, khi môi căng, hàm dưới lùi cũng khiến cho khuôn hàm bị sai khớp cắn. Đây là đặc điểm khó nhìn nhận ra nhất, là điều mà bệnh nhân hay than phiền nhất rằng mình bị “hô” nhưng không thể trả lời cụ thể hô như thế nào. Bên cạnh đó, phổ biến là trường hợp hô hai hàm. Những trường hợp này bệnh nhân thường thấy mình hô khá nhiều. Môi bệnh nhân căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên. Nhổ răng thường được chỉ định cho trường hợp này. Răng mọc lệch, không đúng vị trí cũng sẽ khiến cho khớp cắn không ổn định, mất giá trị thẩm mỹ trên cả khuôn hàm.

Với những trường hợp hô vẩu như trên thì niềng răng sẽ là giải pháp đem lại hiệu quả lâu bền nhất. Sau một thời gianniềng răng, bạn sẽ có một hàm răng đẹp, những răng bị hô, móm, mọc lệch, thưa…sẽ về đúng vị trí, giúp cho hàm răng đều và đẹp, nụ cười của bạn sẽ đẹp hơn.

► Trường hợp răng móm

Tương tự với răng thưa nhưng phần răng bị thụt vào bên trong, móm là trường hợp khớp cắn ngược do khiếm khuyết răng hàm mặt (từ xương hàm hoặc răng). Móm nhận biết rõ là xương hàm dưới đưa ra phía trước, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên khi ngậm miệng. Răng móm khiến cho khuôn mặt mất hài hòa, kém thẩm mỹ, cảm giác cằm bị lệch. Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ, móm còn gây khó khăn cho ăn nhai. Với các trường hợp răng móm này khi nào cần niềng răng phải phụ thuộc vào việc xác định là móm có do răng hay không. Nếu do xương hàm thì phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm.

► Trường hợp răng bị thưa

Răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng mà chủ yếu là răng cửa. Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Hầu hết những than phiền về vấn đề này là khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, thắng môi bám thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp của hở kẽ giữa hai răng cửa giữa.

Khi răng bị thưa bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng. Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Cách này rất nhẹ nhàng không phải mài răng, thời gian chỉ khoảng 15 phút cho một khe thưa nhưng thường chỉ áp dụng cho những khe thưa nhỏ < 2mm. Ngoài ra, cũng có thể làm chụp sứ cho nhưng răng bên cạnh khe thưa. Cách này hiệu quả, răng bóng đẹp, độ cứng, bền cao, những răng quá thưa có thể chia lại khoảng cách và thêm răng sao cho cân đối hài hòa. Tuy nhiên, cách này chi phí cao và cần phải mài bớt một lớp ngoài của răng.

Vậy khi nào cần niềng răng cho răng thưa? Đó là khi không muốn chưa răng thưa xâm lấn răng như bọc răng và có hiệu quả lâu dài hơn trám răng.

Niềng răng thưa là phương pháp dùng mắc cài cố định trên răng, tác động trên dây cung bằng lực nhẹ, kéo các răng từ từ lại gần nhau. Cách này giữ nguyên răng của bạn, tuy nhiên giá tiền có đắt hơn, thời gian kéo và cố định lâu từ 1-2 năm. Đây là giải pháp chỉnh nha răng thưa mang lại hiệu quả lâu bền nhất so với các phương pháp trên.

► Trường hợp răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là trường hợp sai khớp cắn rất dễ nhận thấy khi răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, răng trồi lên, răng thụt vào. Đôi khi các răng mọc chồng chen chúc lên nhau do hàm nhỏ không đủ chỗ trống cho tất cả các răng. Đối với răng khấp khểnh, một số trường hợp sẽ phải nhổ bỏ răng thật rồi mới bắt đầu tiến hành niềng răng được tuy nhiên trung tâm luôn cố gắng để không phải nhổ bất kỳ răng tự nhiên nào và niềng răng theo phương pháp mới dưới sự hỗ trợ của mini vít.

Nếu bạn đang mắc phải những trường hợp này, hãy nhanh chóng họn ngay địa chỉ nha khoa uy tín để thực niềng răng, giúp mang lại khuôn hàm cân đối hơn nhé.


Angelababy và nhiều ngôi sao khác đẹp hơn sau thẩm mỹ hay chỉ niềng răng?

Angelababy củng như nhiều ngôi sao khác đang đứng trước nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ, tuy nhiên nhờ công nghệ thẩm mỹ niềng răng mà nhiều ngôi sao lột xác nhan sắc một cách rõ rệt,

Trước nghi vấn dung nhan của Angelababy có sự thay đổi rất lớn từ thời điểm cô mới bước chân vào làng giải trí đến nay, Viện trưởng tiết lộ, lý do thực sự chỉ là nhờ niềng răng. Thời niên thiếu, Angelababy có hàm răng hô, kém duyên. Việc niềng răng không chỉ giúp điều chỉnh cho hàm răng thẳng hơn mà còn làm thay đổi khớp hàm, khiến khuôn mặt của Angelabbay có sự khác biệt rõ rệt. Ông cũng khẳng định, niềng răng không được coi là một loại hình giải phẫu thẩm mỹ, vì vậy, Angelababy vẫn là người đẹp tự nhiên 100%. 




Đôi mắt, dáng mũi và khuôn miệng chính là những yếu tố quyết định đến thần thái của khuôn mặt. Riêng khuôn miệng mang tính chi phối nhiều hơn cả đối với tướng mạo. Miệng rộng với xương hàm và khuôn răng rộng thì khuôn mặt có hàm và cằm rộng. Miệng đầy với hàm răng đều và vòm đúng tỷ lệ trên dưới thì khuôn mặt sẽ hài hòa và cân xứng. Miệng nhỏ, hóp do răng mọc chụm vào trong sẽ làm cho phần hàm cằm và khuôn mặt trở nên nhỏ hơn.



Hàm răng sau khi được niềng sẽ mọc chụm vào trong, khiền phần hàm cằm và khuôn mặt trở nên nhỏ hơn.

Do đó, khi niềng răng, độ rộng, độ khum và vòm hàm thay đổi thì toàn bộ khuôn mặt cũng có những đổi khác nếu so sánh tổng thể khuôn mặt trước và sau khi niềng.


'Nữ hoàng sexy' xứ Hàn, Lee Hyo Ri cũng có phần cằm thon và dài hơn sau khi niềng răng.




Song Hye Kyo đẹp hơn hẳn sau khi chỉnh sửa hàm răng khấp khểnh.

Hầu hết những người niềng răng sau khi kết thúc điều trị khuôn mặt đều có sự thay đổi nhất định khi hai hàm răng có sự ăn khớp với nhau. Phần dưới của khuôn mặt, cụ thể là phần hàm trông sẽ đầy đặn hơn, to hơn chút ít và hài hòa với phần trên của khuôn mặt hơn. Sự thay đổi này thể hiện rõ nhất ở những người bị hô – móm, người có răng khểnh. Với trường hợp răng không đều, răng thưa thì sự thay đổi của khuôn mặt sau khi niềng răng là rất ít, hầu như không có, chỉ có sự khác biệt diễn ra ở khuôn miệng và nhận thấy rõ nhất khi giao tiếp.

Không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ mới thay đối được, chỉ cần nhận thấy những khuyết điểm về răng bạn hoàn toàn có thể thay đổi được diện mạo của mình hiện giờ.

Được tạo bởi Blogger.

Search