Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan-khien-rang-ho. Hiển thị tất cả bài đăng

Nguyên nhân khiến răng hô là gì?



Răng hô ngoài lý do di truyền, bẩm sinh còn bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến răng từ bé. Những nguyên nhân khiến răng hô là gì? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu nguyên nhân răng hô

Hô vẩu thường có 2 kiểu là hô răng và hô hàm. Đây là cách phân loại tương ứng với nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hô. Nghĩa là khi xương hàm phát triển quá mức hoặc răng mọc bị sai lệch, chìa vểnh thì sẽ dẫn đến 1 trong 2 kiểu hô này.

Răng hô và sai lệch có rất nhiều dạng nhưng chũng ta vẫn có thể phòng ngừa được

– Đối với hô hàm thì nguyên nhân tại sao răng bị hô bắt nguồn từ những yếu tố nội tại bên trong cơ thể khi cấu trúc hàm mặt hình thành và phát triển. Điều này nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta.

– Đối với hô răng thì bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên cớ khác nhau.
Trước hết là do chỉnh bản thân những chiếc răng mọc bị sai lệch về thế răng, đặc biệt là răng cửa. Khi mọc chúng không có hướng song song với phương thẳng đứng mà lại chìa ra ngoài.

Răng có kích cỡ quá to khiến cho tổng chiều dài của bề ngang hàm răng lớn hơn so với độ lớn của vòm hàm. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng răng hoặc là phải mọc chìa ra ngoài, hoặc là mọc bị chen chúc khấp khểnh với nhau gây ra vênh hô hàm răng.

Quá trình thay răng ở trẻ bị xáo trộn và không đúng thời điểm cũng dẫn đến tình trạng hô răng. Cụ thể là khi răng sữa rụng sớm mà không được phục hồi khiến cho các răng khác di lệch sang làm thu hẹp diện tích của vị trí răng mất. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ và phải mọc nghiêng vênh đi hoặc mọc lệch hẳn ra ngoài gây vẩu răng. Tình trạng hô bắt nguồn từ răng sữa như thế này khá phổ biến.

Thói quen khi ngậm mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài khiến cho khung răng và hàm trên phải khum lại gây ra hiện tượng hàm trên thu hẹp đến mức có thể nằm gọn bên trong hàm dưới gây ra tình trạng hô ngược dù hàm dưới vẫn phát triển bình thường.

Tật liếm môi và ngủ thở miệng cũng là nguyên nhân gây ra răng hô thường gặp vì đã vô tình tác động đến các răng cửa hàm trên. Trong một thời gian dài, những chiếc răng cửa này sẽ bị đẩy ra, vểnh lên tạo nên cắn hở và gây hô răng.
2. Cách phòng ngừa từ các nguyên nhân răng bị hô

Quá trình phát triển của xương hàm chịu sự chi phối của yếu tố di truyền gây ra tình trạng hô vẩu. Do đó, đối với hô hàm, gần như chúng ta không phòng ngừa được mà chỉ có thể tác động điều chỉnh hàm mặt vào thời điểm thích hợp. Biện pháp khắc phục khi đó là phẫu thuật chỉnh hình xương hàm.

Nên khắc phục những thói quen xâu cho bé để tránh bị hô răng

Nhưng với hô răng thì khác, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay từ khi trẻ mới mọc răng sữa. Chúng ta không nên chủ quan coi thường hàm răng sữa. Mặc dù những chiếc răng sữa sẽ được thay thế nhưng dựa vào nhữngnguyên nhân răng bị hô kể trên có thể thấy các vấn đề của răng sữa cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng hô cho răng vĩnh viễn.

Vì vậy, có những điều bạn cần lưu ý cụ thể như sau để phòng ngừa hô răng cho trẻ:

– Theo dõi và chăm sóc răng sữa đảm bảo. Nên tập cho trẻ đi nha sỹ càng sớm càng tốt. Tốt nhất là ngay khi trẻ biết đi và đã có răng sữa thì nên cho bé đi nha sỹ để theo dõi lịch thay răng cũng như là điều trị các vấn đề bệnh lý khác.

– Không tạo cho trẻ những thói quen xấu như mút ngón tay, ngậm ti giả, liếm môi, đẩy lưỡi, ngủ thở miệng. Nếu phát hiện thấy bé có những tật xấu này hãy nhắc nhở và giúp bé khắc phục ngay.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nắm rõ về nguyên nhân răng hô cũng như cách phong ngừa, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Được tạo bởi Blogger.

Search