CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG KHI ĐEO NIỀNG RĂNG


Việc chăm sóc răng miệng khi đeo niềng răng vô cùng quan trọng. Việc bỏ bê hoặc lười vệ sinh sẽ dẫn đến những bệnh lý về miệng. Bài viết sau sẽ mách cho bạn cách chăm sóc răng miệng khi đeo niềng răng.


Những mảng bám là những mảng dính, không màu tích tụ trên bề mặt răng. Nó được hình thành từ vi khuẩn, thực phẩm và nước bọt. Nếu mảng bám và thức ăn còn sót lại trên răng và quanh niềng răng của bạn, nó có thể gây ra sưng lợi, hôi thở hôi, sâu răng và những vết vĩnh viễn trên bề mặt răng.

Hãy đánh răng nhẹ nhàng nhưng thật kỹ sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi ăn đồ ăn vặt. Nếu bạn không thể đánh răng ngay sau bữa ăn, hãy chắc chắn rằng ít nhất bạn có thể súc miệng với nước sạch. Hãy mang theo một bàn chải nhỏ để có thể đánh răng ngay cả khi bạn không ở nhà. Bạn cần đánh răng cẩn thận ít nhất một lần mỗi ngày cho tới khi răng của bạn thật sự sạch và sau đó, làm sạch bằng chỉ nha khoa. Những việc này sẽ cần một chút thời gian nên bạn có thể làm việc này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách


Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và dùng một bàn chải đánh răng mềm, có lông bàn chải tròn loại tốt.
Bạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Đặt bàn chải phía trên lợi với độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng “ vuốt” dọc theo bề mặt của răng . Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắc cài.
Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Không đánh răng quá mạnh: Đánh răng mạnh không những không làm sạch được răng mà còn làm bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Không đánh răng theo kiểu kéo ngang tới lui như kéo đàn, làm như vậy răng dễ bị mòn, hư lợi và không sạch. Nên đánh răng lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng. Cần đánh răng ít nhất trong 2 phút.
Bàn chải kẽ răng là một cách khác giúp giữ răng, lợi và mắc cài sạch sẽ, khoẻ mạnh. Dùng bàn chải một cách nhẹ nhàng để không làm hư mắc cài của bạn.
Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách



Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt phải là loại dễ sử dụng và không gây chấn thương cho lợi. Ở đây, xin giới thiệu phương pháp lấy sạch mảng bám giữa các kẽ răng bằng chỉ tơ cuộn.

Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 - 45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.

Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới lợi một ít. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.
Những vấn đề răng miệng khi bạn không chăm sóc răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Vi khuẩn trong các mảng bám có thể tác động với đường và tinh bột trong thức ăn tạo ra acid làm mòn đi men răng của bạn – dẫn tới những vết trắng trên răng, sâu răng và các bệnh về lợi.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Vi khuẩn trong các mảng bám có thể tác động với đường và tinh bột trong thức ăn tạo ra acid làm mòn đi men răng của bạn – dẫn tới những vết trắng trên răng, sâu răng và các bệnh về lợi.
Nếu như các mảng bám tích tụ xung quanh niềng răng, nó có thể để lại những vết ố trên răng của bạn. Những vết ố trắng này là vĩnh viễn.
Những bệnh về lợi do sự tích tụ của các mảng bám, có ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên khi các mảng bám tích tụ gây khó chịu cho lợi. Lợi của bạn cũng có thể bị sưng, và chảy máu khi bạn đánh răng. Giai đoạn này gọi là viêm lợi
Khi các mảng bám tiếp tục trở nên cứng hơn, được gọi là cao răng. Cao răng tích tụ sẽ dẫn tới các khoảng trống và túi giữa lợi và răng. Trong những túi này có thể có nhiều cao răng hơn nữa. Giai đoạn này được gọi là nha chu.
Những túi nha chu chứa vi khuẩn được hình thành và tiến sâu dưới lợi, tấn công và làm hủy hoại xương hàm. Việc này có thể làm cho những răng rất khỏe mạnh trở nên lỏng lẻo và cuối cùng phải nhổ đi. Giai đoạn này gọi lànha chu cấp tính

Giai đoạn đầu của bệnh viêm lợi có thể được giải quyết bằng cách làm sạch răng tại phòng khám và cải thiện phương pháp chăm sóc răng miệng tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ lơ nó, nó có thể trở nên đáng ngại hơn. Viêm lợi thường không đau, do đó bạn nên để ý những dấu hiệu như: chảy máu khi đánh răng, sưng lợi. Làm theo các chỉ dẫn ở trên đây có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm lợi tối đa.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search