Hiển thị các bài đăng có nhãn nieng-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu ?



Bạn đang tự ti về hàm răng khấp khểnh, không đều của mình ? Bạn muốn niềng răng để tự tin hơn nhưng còn băn khoăn không biết thời gian niềng có lâu không ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời.




Răng khấp khểnh không chỉ làm cho hàm răng của bạn bị mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng, làm xáo trộn khớp cắn. Bên cạnh đó, thức ăn sẽ bị nhét vào các kẽ răng, khó mà vệ sinh sạch sẽ được gây ra tình trạng sâu răng, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Vì vậy, để có một hàm răng đẹp và tránh được những ảnh hưởng không mong muốn từ chiếc răng khấp khểnh thì bạn nên sử dụng phương pháp niềng răng tại các trung tâm nha khoa. Hiện nay có nhiều kỹ thuật niềng răng như: niềng răng bằng khí cụ cố định hoặc niềng răng bằng khí cụ tháo lắp.



Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu ?

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

– Niềng răng bằng mắc cài cố định( mắc cài inox, mắc cài sứ,..) là phương pháp sử dụng những chiếc mắc cài và những dây cung sẽ tác động lên răng một lực, kéo các răng từ từ di chuyển vào đúng vị trí của nó trên cung hàm. Gồm hai kỹ thuật khác nhau là niềng răng mắc cài truyền thống (gắn trên bề mặt răng) và niềng răng mắc cài mặt trong ( đây là phương pháp mới được cải tiến, khi đeo mắc cài mặt trong sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ). Thời gian để niềng răng khấp khểnh từ 18 đến 24 tháng tùy theo tình trạng răng của mỗi người.



– Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp là một phương pháp mới sử dụng các khay trong suốt đặc biệt ( Invisalign, Clear Aligner) để niềng răng. Khay sẽ ôm sát vào răng giúp răng bạn di chuyển từng chút một cho đến khi bạn có được một nụ cười vừa ý. Phương pháp này mang tính thẩm mỹ cao, bạn có thể vừa làm việc vừa điều trị chỉnh nha mà người ngoài không thể nhân biết được.




Bên canh đó, khi sử dụng phương pháp này bạn có thể tháo máng ra để ăn những món ăn mà mình ưa thích rồi sau đó vệ sinh răng và mang máng trở lại, điều này sẽ giúp bạn tránh được những căn bệnh về răng miệng. Người niềng răng sẽ thay khay 2 tuần một lần trong suốt quá trình điều trị. Thời gian điều trị trung bình của phương pháp niềng răng tháo lắp sẽ từ 12 đến 24 tháng.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn thỏa những thắc mắc, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Niềng răng có ảnh hưởng gì không ?



Hiện nay, niềng răng là phương pháp phổ biến được nhiều người tin dùng. Niềng răng giúp ta sở hữu một hàm răng đều đẹp, khả năng ăn nhai hiệu quả. Vậy ngoài những lợi ích trên thì niềng răng có gây tác hại xấu nào không ?


Niềng răng là gì? Niềng răng là quá trình sắp xếp, di chuyển răng về vị trí mong muốn, trong đó cần có lực tác động từ Bs cũng như khí cụ mắc cài, dây cung…Niềng răng mang lại nhiều lợi ích như giúp bạn có được nụ cười hoàn mỹ hơn, giảm áp lực cho quai hàm, hạn chế những bệnh răng miệng không mong muốn và quá trình ăn nhai cắn xé thức ăn dễ dàng.
Vậy ngoài những lợi ích mà niềng răng mang lại thì niềng răng có ảnh hưởng gì không ?

Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của niềng răng mang lại còn không ít tác hại. Điển hình như khi bạn mang niềng răng thì chắc chắn là khó vệ sinh răng miệng sạch. Vì thế nên sau khi gắn mắc cài bạn phải giữ gìn và vệ sinh răng miệng thật kỹ tránh sâu răng và các bệnh về răng miệng khác. Hoặc trong quá trình điều trị Bs dùng lực quá mạnh có thể làm tụt lợi, tiêu xương ổ và sai khớp cắn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm sau này. Một số trường hợp sau khi niềng răng làm mất đi sự hài hòa vốn có giữa răng và khuôn mặt. Chưa kể từ việc thăm khám và điều trị bởi Bs không có tay nghề cao sẽ cho ra những chẩn đoán và điều trị sai trong đó có trường hợp gắn mắc cài sai mà người gánh chịu hậu quả không phải ai khác chính là bản thân bạn.


Bs gắn mắc cài



(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Bởi đối với cơ thể con người nói chung và hàm răng nói riêng thì một khi đã điều trị sai thì khó mà trở lại như ban đầu được. Vì thế trước khi điều trị niềng răng quý bệnh nhân cần phải cân nhắc và lựa chọn cơ sở cũng như Bs điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Bàn chải kẽ răng dành cho những bệnh nhân mang mắc cài



(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Và bạn không thể phủ nhận những lợi ích mà niềng răng mang lại. Vì thế chúng tôi khuyên bạn nên suy tính kỹ trước khi quyết định niềng răng, niềng răng đối những trường hợp cần thiết. Bởi niềng răng không đúng sẽ cho ra một kết quả không như bạn mong đợi và nhiều bất lợi đối với sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên sẽ thỏa thắc mắc của bạn về việc niềng răng có ảnh hưởng gì không, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để đươc tư vấn một cách tốt nhất.

Răng có bị vàng khi niềng răng không ?

Những trường hợp răng hô, mọc lệch lạc,... khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp.Niềng răng là giải pháp thích hợp, nhưng nhiều người lo ngại sau khi niềng răng thì răng sẽ bị vàng. Vậy răng có bị vàng sau khi niềng không ?


Niềng răng là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải kiểm tra lầm sàng cụ thể mới biết được mức độ lệch lạc của răng bạn như thế nào từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Do vậy, việc niềng răng có nhổ răng hay không phải tùy theo từng trường hợp để bác sĩ chẩn đoán. Mặc dù vậy, với những trường hợp răng lệch lạc quá mức hay quá phức tạp thì bác sĩ mới chỉ định nhổ răng trước khi niềng răng còn đối với các trường hợp bình thường bác sĩ thường hạn chế mức tối đa phải nhổ răng để phòng tránh ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm về sau.


Niềng răng không làm răng bị ố vàng

Việc nhổ răng cũng không hoàn toàn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, sau khi nhổ răng sẽ tạo khoảng trống để các răng còn lại di chuyển vào dần dần một cách có kiểm soát để đóng kín các khe hở. Nhổ răng trong trường hợp này khác hẳn với nhổ răng do răng bị sâu, răng bị vỡ mà không làm răng giả sẽ làm các răng bị xô lệch qua về và trở nên xáo trộn khớp cắn.

Một vấn đề mà các bạn thường quan tâm chính là niềng răng có bị vàng răng không. Niềng răng không làm vàng răng, tuy nhiên trong thời gian niềng răng các bạn phải chăm sóc răng cẩn thận hơn. 

Có thể do trường hợp niềng răng bằng mắc cài nên việc chải răng sẽ khó khăn chút đỉnh nên nhiều người chăm sóc răng không đúng cách dẫn đến hiện tượng vàng răng, dễ hình thành vôi răng và sâu răng. Do vậy, khi niềng răng các bạn phải chăm sóc răng đúng cách để đảm bảo tốt hơn cho răng sau khi niềng răng được tốt hơn, ổn định hơn và không bị các bệnh lý về răng.


Nên chăm sóc răng đúng cách trong thời gian niềng răng
Chi phí niềng răng có giá bao nhiêu thì tùy theo phòng khám, chất lượng của cơ sở nha khoa và mức độ lệch lạc của răng cũng như loại niềng răng mà bạn chọn. Thong thường niềng răng bằng mắc cài cố định bình thường có giá từ 20-30 triệu tùy mức độ khó dễ. Niềng răng mặt trong có giá cao hơn niềng răng cố định mặt ngoài. Niềng răng không mắc cài là phương pháp hiện đại nên có giá khá đắt.


Thời gian niềng răng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao

Hy vọng bài viết trên sẽ thỏa những thắc mắc của bạn, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Niềng răng móm bao nhiêu tiền ?

"Răng móm" là trường hợp bệnh lý trong răng miệng khá phổ biến. Răng móm khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp, khả năng ăn nhai kém. Vậy chi phí niềng răng móm là bao nhiêu tiền ?



– Móm là sự kém phát triển về mặt kích thước trong sự tương quan của hàm trên so với hàm dưới. Trước đây khi điều trị răng móm thường phải kết hợp giữa niềng răng với phẫu thuật xương hàm, gây tốn chi phí và tâm lý của mọi người luôn lo ngại nên không muốn chữa trị.

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

– Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, điều trị móm đã không cần đến phẫu thuật. Bên cạnh đó là một bác sĩ có tay nghề chuyên sâu có thể khám, chuẩn đoán và lập kế hoạch điều trị một cách cụ thể, rõ ràng cho bệnh nhân.



– Tùy theo nhu cầu của bạn mà thời gian và chi phí của từng loại mắc cài sẽ khác nhau. Từ loại mắc cài kim loại truyền thống đến các loại mắc cài trong suốt Clear Aligner, Invisalign, mắc cài mặt trong đem lại cho bạn sự thoải mái trong thời gian điều trị.



Tìm hiểu thêm : >> Phương pháp Niềng răng invisalign



– Niềng răng mắc cài inox thường từ : 22.000.000 – 30.000.000VNĐ

– Niềng răng mắc cài ( inox) tự đóng: 32.000.000 – 38.000.000 VNĐ

– Niềng răng mắc cài sứ: 28.000.000 – 36.000.000 VNĐ

– Niềng răng mắc cài tự đóng ( sứ): 32.000.000 – 45.000.000 VNĐ

– Niềng răng mắc cài tự đóng ( sứ trắng): 40.000.000 – 55.000.000 VNĐ

– Niềng răng không mắc cài Clear Aligner : 35.000.000 – 55.000.000 VNĐ

– Niềng răng không mắc cài Invisalign: 70.000.000 – 120.000.000 VNĐ

– Niềng răng mặt trong: 90.000.000 – 120.000.000VNĐ
Chú ý: Gía tiền chỉ mang tính chất tham khảo, còn tùy vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa mỗi người.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn cũng như chữa trị một cách tốt nhất.

Niềng răng móm có đau không ?



Người xưa có câu: "Cái răng cái tóc là gốc con người". Thật vậy, với hàm răng đều đẹp sẽ khiến chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, trường hợp răng bị móm không những khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp, phát âm kém,.. Giải pháp tốt nhất là niềng răng, nhưng một số người lo lắng không biết là niềng răng móm có đau không ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời.


Niềng răng là kỹ thuật chính thống và phù hợp nhất để điều trị cho các trường hợp răng mọc lệch lạc và sai lệch khớp cắn. Bằng việc sử dụng các mắc cài gắn trên răng và kết nối với nhau bởi dây cung, các răng sẽ được di chuyển. Bác sỹ sẽ dựa vào sự dịch chuyển này để khéo léo điều chỉnh răng theo mong muốn để đưa răng về đúng vị trí thẩm mỹ nhất.

Vậy niềng răng móm có đau không ?
Trước hết xin khẳng định với bạn niềng răng không đau khi được sử dụng khí cụ tốt, kỹ thuật chỉnh nha chính xác. Lực kéo răng di chuyển này rất nhỏ và từ từ từng chút một nên không đủ để làm răng bị đau nhức khi di chuyển. Nếu có thì đó là cảm giác hơi thiếu thoải mái trong những ngày đầu chỉnh nha. Cảm giác này sẽ qua đi trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Sau đó, khi bạn đã quen với sự hiện diện của mắc cài và lực kéo răng sẽ thấy hoàn toàn bình thường, không hề đau nhức.

Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hơp niềng răng bị nhức đôi chút. Nguyên nhân là do nền răng và xương của bạn không được chắc khỏe nên dưới tác động của lực kéo, răng không thích ứng kịp nên có thể làm bạn khó chịu. Khi đó, bác sỹ sẽ buộc phải giảm lực kéo và chấp nhận kéo dài thêm thời gian điều trị.
Niềng răng móm

Gắn mắc cài thì cần thời gian để gắn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy mỏi cơ miệng vì há miệng trong thời gian hơi lâu. Nhưng sẽ không làm các bạn đau đớn như các bạn nghĩ, ban đầu sẽ hơi ê và mỏi, chỉ cần một thời gian các bạn sẽ thích ứng với mắc cài.

Nếu các bạn muốn nhanh gọn và muốn có cảm giác thoải mái thì các bạn có thể đổi hướng mới đó là niềng răng không sử dụng mắc cài. Hình thức này sẽ phù hợp với những bạn cần tính thẩm mỹ cao và giao tiếp trong công việc nhiều.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về việc niềng răng móm, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Niềng răng vô hình – giải pháp thẩm mỹ nhất cho răng sai lệch, hô vẩu

Nhiều trường hợp răng mọc sai lệch, hô vẩu,... mặc dù rất muốn niềng răng nhưng do dự vì sợ mất thẩm mỹ khi áp dụng nhưng phương pháp niềng răng thông thường. Niềng răng vô hình ra đời như một giải pháp cứu cánh, giúp bạn tự tin hơn trong khi niềng răng mà vẫn đảm bảo hiệu quả như bình thường.

1. Ưu điểm của niềng răng vô hình

Niềng răng vô hình chính là niềng răng không mắc cài Invisalign & eCligner là giải pháp hoàn hảo nhất cho người làm việc trong môi trường giao tiếp thường xuyên nhưng ngại mang niềng răng mắc cài lộ liễu. Với phương pháp niềng răng không đeo mắc cài, Invisalign & eCligner sử dụng loại khay trong suốt mà đeo vào không ai phát hiện ra bạn đang chỉnh răng.

Ngoài ra, một ưu điểm nữa của niềng răng vô hình là khay Invisalign hoặc eCligner không có dây và mắc cài kim loại, người sử dụng niềng răng có thể dễ dàng tháo lắp, do đó có thể ăn uống thoải mái trong quá trình điều trị.

Bạn có thể tháo khay để thưởng thức các món ăn ưa thích cũng như chải răng và dùng chỉ nha khoa dễ dàng để bảo vệ răng và nướu. Việc khay niềng răng vô hình có thể tháo ra lắp vào giúp hạn chế các bệnh lý răng miệng hơn khi thực hiện điều trị với niềng răng mắc cài

Sự kết hợp đặc tính trong suốt và tháo lắp của phương pháp này giúp bạn có được cảm giác thoải mái như không hề có khí cụ chỉnh nha trong miệng. Những bệnh nhân với các kiểu răng lệch lạc khác nhau được điều trị rất ít khi phải nhổ răng với phương pháp chỉnh nha này.



Niềng răng vô hình giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

Với kỹ thuật niềng răng vô hình phát triển thì với khay niềng răng hiện nay cũng có thể được áp dụng chỉnh nha trong nhiều trường hợp phức tạp như sai lệch khớp cắn, răng mọc chen chúc… Dựa vào hệ thống khay niềng răng vô hình được thay thế trong những lần bạn đến thăm khám thì hiệu quả chỉnh nha với khay niềng Invisalign & eCligner cho hiệu quả cao không kém gì mắc cài.

Khay niềng răng là một khối trong suốt, vì thế không bị bong tuột như mắc cài, trung bình cứ khoảng 2-3 tuần bạn phải thay khay niềng răng một lần vì thế mà phương pháp niềng răng này rất thích hợp cho những bệnh nhân bận rộn hoặc ở xa vì giảm thiểu được đáng kể số lần thăm khám bác sĩ.
Thời gian và chi phí điều trị tùy theo từng trường hợp khác nhau, thời gian trung bình khoảng 12-24 tháng.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng vô hình, nếu còn băn khoăn bạn hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn tốt hơn.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài tự buộc

Những trường hợp răng mọc không đều, xô lệch thì niềng răng mắc cài như một giải pháp cứu cánh.Trong số các loại mắc cài được sử dụng hiện nay mắc cài tự buộc được các chuyên gia chỉnh nha đánh giá là cho khả chỉnh răng có nhiều ưu điểm so với kiểu mắc cài cổ điển.



Niềng răng mắc cài tự buộc là sáng chế vượt bậc của các chuyên gia chỉnh nha Thế giới, giúp tạo ra giá trị thẩm mỹ răng cao hơn, khoảng thời gian chỉnh nha được rút ngắn đáng kể, tránh được tất cả những “biến cố” dễ gặp phải khi sử dụng các loại mắc cài thường truyền thống. Với phát minh mới này, tình trạng răng hô, răng vổ sẽ được cải thiện hoàn toàn với một khuôn hàm thẩm mỹ nhất.


Niềng răng mắc cài tự buộc mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân

Mắc cài tự buộc về cơ bản cũng có cấu tạo giống với mắc cài thường để tạo ra sự di chuyển cho răng nhằm đạt được kết quả niềng răng tốt nhất.

Tuy nhiên, sự cải tiến của niềng răng mắc cài tự buộc thể hiện ở việc thiết kế thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh mắc cài. Đây là bộ phận thay thế cho dây thun ớ mắc cài thường. Chốt tự đóng sẽ giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài một cách chắc chắn, không lo bị bung ra giống như khi sử dụng dây thun buộc. Nhờ sự cố định này của chốt tự đóng mà dây cung khi co kéo các mắc cài không tạo ra ma sát lên răng. Bởi vậy, khi đeo mắc cài tự đóng, người chỉnh nha sẽ không thấy đau răng (do lực ma sát gây ra).

Ngoài ra, khi dây cung được cố định không bị bung ra khiến cho lực kéo răng luôn được đảm bảo, không bị sai khác, giúp răng di chuyển liên tục, không bị gián đoạn hay thay đổi sai lệch so với chỉ định ban đầu của bác sỹ điều trị.

Những ưu điểm trên sẽ mang đến cho người niềng răng giá trị chỉnh răng đều đặn hơn, thẩm mỹ hơn. Đặc biệt là bạn sẽ rút ngắn được thời gian đeo mắc cài vì mắc cài tự đóng cho hiệu quả chỉnh nha tốt hơn và nhanh chóng hơn so với khi sử dụng mắc cài thường.

Hơn nữa, mắc cài tự đóng có thiết kế nhỏ gọn và mỏng hơn so với mắc cài thường. Bởi vậy, khi mang mắc cài trên răng bạn sẽ không còn thấy vướng víu, lại dễ dàng chải răng và chăm sóc răng miệng hàng ngày hơn, giúp tránh được nguy cơ bệnh lý răng sau khi niềng chỉnh thành công.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, nếu vẫn còn băn khoăn bạn hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn tốt hơn.

Niềng răng mắc cài sứ là gì và có hiệu quả không ?



Bạn sở hữu một nụ cười kém duyên do răng hô, mọc thưa, lệch lạc,... khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Niềng răng mắc cài sứ là giải pháp khá tốt hiện nay dành cho bạn với một chi phí hợp lý và không gây mất thẩm mỹ. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về niềng răng mắc cài sứ.


Niềng răng kim loại là phương pháp đã được dùng khá lâu nay là một phương pháp mắc cài truyền thống để giải quyết các vấn đề sai lệch của hàm răng. Với nhiều người vốn không thích mang kim loại trong miệng và giữ chúng như thế trong một thời gian dài khi niềng răng như thế làm họ không tự tin khi nói chuyện với cái khung kim loại trong miệng không được thẩm mỹ. Do đó những người như vậy mắc cài sứ là một lựa chọn đúng đắn. Họ cuối cùng có thể được điều trị mà không cần phải mang kim loại trong miệng của họ.


Niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ
Có phải ai cũng có thể niềng răng mắc cài sứ ?

Không phải tất cả mọi người được nên niềng răng mắc cài sứ, vì nó không thích hợp đối với những người có vấn đề hàm cắn sâu. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên niềng răng bằng kim loại nếu bạn chơi môn thể thao mạnh và công việc tương tự khác. Những khí cụ niềng răng mắc cài sứ không phải là mạnh mẽ như niềng răng kim loại . Mắc cài sứ thường được dùng gắn trên răng và dán bằng cách sử dụng một chất kết dính.

Mắc cài sứ được gắn trên mặt trước của răng giống như mắc cài kim loại. Những niềng răng mắc cài sứ sẽ khó nhìn thấy được khi nhìn từ xa và người khác sẽ khó nhận ra là bạn đang đeo chúng. Với những người niềng răng mắc cài sứ không có lý do để giấu đi răng của bạn đằng sau bàn tay khi nói chuyện hoặc không cười.

Niềng răng mắc cài sứ không hề đổi màu nhưng nếu bạn đang mang niềng răng được làm bằng mắc cài nhựa hoặc composite nó sẽ dễ bị nhiễm màu. Ngay cả trong niềng răng mắc cài sứ, vùng quang mắc cài có thể nhiễm màu, nhưng cũng có thể làm sạch một cách dễ dàng bằng cách đến với nha khoa mình đang làm để vệ sinh mỗi lần tái khám.

Với chi phí có thể là hơn gần 8 triệu (giá tham khảo) so với niềng răng truyền thống bằng kim loại . Chi phí cao hơi vì nó thẩm mỹ hơn mắc cài kim loại và chắc chắn hơn mắc cài nhựa.

Mắc cài sứ không bị mòn vì nó cứng hơn so với men răng, mặt khác nếu răng của bạn cắn vào khí cụ niềng răng thì men răng có thể bị hư hỏng. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ để điều chỉnh chúng để không làm ảnh hưởng đến răng của bạn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng mắc cài sứ, nếu bạn còn đang băn khoăn hay còn những thắc mắc cần giải đáp đừng ngần ngại mà hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn cũng như chữa trị một cách tốt nhất.

Niềng răng tháo lắp có hiệu quả không ?

Ông bà ta có câu: "Cái răng, cái tóc là gốc con người". Qủa thật không thể phủ nhận tầm quan trọng của nụ cười đối với chúng ta. Với những người sở hữu hàm răng bị khuyết điểm như: hô, móm, mọc lệch lạc,... sẽ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Phương pháp niềng răng tháo lắp ra đời như một cứu cánh cho bạn.









Niềng răng tháo lắp hay còn biết đến như mắc cài trong suốt hayniềng răng không mắc cài. Phương pháp này sử dụng hàng loạt khay trong suốt, tháo lắp dễ dàng giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn bao giờ hết. Phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới, theo hãng Align Technogy của Mỹ, nhà sản xuất độc quyền khay niềng răng Invisalign cho biết đã có 1,8 triệu người đã và đang sử dụng.




Phương pháp này rất tiện dụng cho mọi bệnh nhân điều trị. Tháo lắp dễ dàng khi cần thiết, thoải mái ăn uống mà không sợ vướng phải mắc cài, bung sút mắc cài hay dây cung…Dễ dàng vệ sinh răng miệng, sử dụng chỉ nha tránh tối thiểu các bệnh về răng miệng. Với phương pháp này răng bạn sẽ dịch chuyển dần vào vị trí mong muốn mà không gây đau đớn như khi mang mắc cài. Ngoài ra độ an toàn cũng cao thích hợp với mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ đến những ai trưởng thành, thậm chí những người đã 50 tuổi vẫn có thể sử dụng phương pháp này, phù hợp với ai bận rộn hoặc ở xa.


Niềng răng tháo lắp Invisalign





Với giải pháp này bạn phải thay khay mới sau 2 tuần, mỗi lần như thế răng bạn chắc chắn đã chạy vào vị trí mới khoảng 0.22mm. Xuyên suốt quá trình bạn phải mang 25-45 bộ khay. Với phương pháp niềng răng vô hình này bạn sẽ thấy răng bắt đầu đều dần cho đến lúc kết thúc.



Việc niềng răng không chỉ mang lại hàm răng đều đẹp mà tránh được nhiều bệnh về răng miệng nếu như cứ để hàm răng khập khểnh không đều. Còn nếu niềng răng với mắc cài bên ngoài, bạn cứ tưởng tượng khi ăn uống những nơi công cộng lỡ như cọng hành hay miếng rau dính vào các mắc cài thì lúc đó thật tệ. Vì thế nên từ khi phương pháp niềng răng tháo lắp này ra đời đã giúp ích cho nhiều bệnh nhân và phương pháp này ngày càng phổ biến nhiều. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích cho bạn như rút ngắn thời gian điều trị, ít phiền toái hay khó chịu như mang mắc cài, thẩm mỹ cao và cho ra kết quả điều trị tốt. Dần dần phương pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành nha khoa chỉnh nha– niềng răng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được phương pháp thích hợp để niềng răng hãy nhanh chóng tìm đến một địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn cũng như đạt kết quả tốt nhất.


Những trường hợp ta nên niềng răng


Nếu bạn không tự tin với nụ cười không đẹp của mình thì chỉnh nha-niềng răng là giải pháp tốt nhất dành cho bạn, sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái và tự tin trong giao tiếp. Những trường hợp được các bác sĩ khuyến cáo chỉnh nha là gì?



1) Răng chen chúc:

Nếu cách đây vài năm, thì những trường hợp răng chen chúc như thế này sẽ được bác sĩ chỉnh nha tư vấn nhổ răng “không thương tiếc”, vì nghĩ rằng không có chỗ để sắp xếp răng! Quan điểm ngày nay đã khác: với một khuôn mặt thiếu xương và mô mềm, thì bác sĩ chỉnh nha sẽ tạo ra xương và mô mềm, để cùng với răng tạo ra một nụ cười đẹp hơn! Những ca răng mọc chen chúc, răng mọc khểnh, răng mọc lệch, bác sĩ chỉnh nha sẽ ít nhổ răng hơn rất nhiều, và nụ cười của bạn cũng sẽ đẹp hơn!


Hình: Với kỹ thuật dùng lực nhẹ ngày nay, các trường hợp răng chen chúc ít khi chỉ định nhổ răng. Nhổ răng trong trường hợp này sẽ làm khuôn mặt không đẹp sau khi chỉnh nha.



2) Hô:
Thường gọi là sai khớp cắn hạng 2 theo Angle. Nguyên nhân có thể là do hàm trên đưa ra trước so với hàm dưới, hoặc là do hàm dưới phát triển chậm hơn so với hàm trên, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Điều trị cho trường hợp này có thể phải kết hợp nhổ răng.


Hình: Một ca điều trị hô thành công ở độ tuổi thiếu niên. Bác sĩ chỉnh nha đã dựa vào sự phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì để chỉnh nha và không phải nhổ răng trong trường hợp này. Sẽ là sai lầm và ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ nếu nhổ răng quá sớm.



3) Móm:
Do hàm dưới phát triển quá mức, hoặc do hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Thông thường móm sẽ dẫn đến cắn ngược (răng cửa dưới phủ ngoài răng cửa trên như trong hình) hoặc cắn đối đầu (rìa cắn của răng cửa trên và dưới chạm nhau).


Hình: Móm thường gọi là sai khớp cắn hạng 3 theo Angle, hay gặp ở ngưởi châu Á hơn. Khi điều trị có thể sẽ cần phải kết hợp nhổ răng.



4) Lệch đường giữa:
Nếu tưởng tượng có một đường thẳng dọc chia đôi khuôn mặt của bạn thành trái và phải, thì đó gọi là đường giữa. Khi cười, hàm răng trên nên có một sự cân đối trái phải, nếu không thì sẽ là “lệch đường giữa”. Lệch đường giữa là nghiêm trọng khi người đối diện có thể phát hiện được.

Đối với hàm dưới, nếu bạn để ý, sẽ có tỉ lệ rất ít đường giữa hàm dưới trùng khớp với hàm trên, nhưng may mắn là đường giữa hàm dưới ít phân biệt được khi giao tiếp, và do vậy nó không quan trọng khi điều trị chỉnh nha.


Hình: Tom Cruise cũng bị lệch đường giữa hàm trên, và đã điều trị chỉnh nha vào khoảng năm 2002.

5) Cắn sâu:

Khi răng cửa trên phủ răng cửa dưới quá mức, gọi là cắn sâu.

Hình: Cắn sâu gây ra nhiều hậu quả sau này: răng cửa dưới sẽ gây chấn thương mô mềm ở mặt trong răng cửa trên, lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến cả răng cửa trên và răng cửa dưới. Răng cửa ở tư thế này làm hạn chế chuyển động của hàm dưới, khó ăn nhai và dễ dẫn đến rối loại khớp thái dương hàm.


6) Cắn hở:
Khi các răng không chạm nhau khi cắn khớp ở vị trí trung tâm, gọi là cắn hở.



Hình: Cắn hở sẽ gây ra khó khăn khi ăn nhai, khó khăn khi phát âm và làm mòn những răng có chạm khớp vì những răng này phải chịu lực mạnh. Cắn hở có thể có nguyên nhân từ thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi.


7) Cắn chéo:
Là tình trạng răng dưới phủ ngoài răng trên, ngược với thông thường. Cắn chéo có thể trong tình trạng nhiều răng, hoặc chỉ răng trước, hoặc chỉ răng sau.









Hình: Cắn chéo răng cửa bên trái (hình trái), cắn chéo răng sau (hình phải), và cắn chéo toàn hàm (hình dưới), gây ra rất nhiều khó khăn khi ăn nhai, phát âm và làm ảnh hưởng nặng nề đến khớp thái dương hàm. Nụ cười với răng cửa bị lệch vào bên trong cũng được đánh giá là không thẩm mỹ và hấp dẫn.

8) Thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng:
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉnh nha sẽ cân nhắc di chuyển răng để đóng lại khoảng trống đó, hoặc mở rộng khoảng trống đó ra để bác sĩ phục hình có thể ghép Implant hoặc làm cầu răng phục hồi răng bị mất.

Hình: thiếu răng cửa bên hàm trên và răng cối nhổ thứ 2 hàm dưới bẩm sinh là rất hay gặp. Răng nanh có thể bị di chuyển đến vị trí khoảng trống gây mất thẩm mỹ. Bác sĩ chỉnh nha sẽ đẩy răng nanh về lại vị trí cũ, để có đủ khoảng trống trồng lại răng bị thiếu bẩm sinh bằng Implanthay cầu răng. Đối với trẻ em 8-10 tuổi, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha sớm và chụp phim toàn cảnh để kiểm tra, phát hiện sớm thiếu răng bẩm sinh hay không và có kế hoạch điều trị kịp thời.

9) Răng ngầm:
Răng ngầm thường gặp là răng cửa, răng nanh. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bộc lộ để kéo đưa răng ra ngoài bằng chỉnh nha, hoặc chỉ định nhổ bỏ và tạo khoảng để trồng lại bằng Implant hay cầu răng.



Hình: Răng cửa giữa bị ngầm gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân thường gặp là do chấn thương khi còn răng sữa, làm răng vĩnh viễn bị kẹt không mọc được. Bác sĩ chỉnh nha sẽ phẫu thuật bộc lộ và kéo răng cửa giữa xuống vào đúng vị trí.




Hình: Răng nanh mọc ngầm sau khi đã được bác sĩ phẫu thuật bộc lộ. Bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn mắc cài để kéo răng vào đúng vị trí. Chú ý răng sữa vẫn còn tồn tại trên cung hàm bên răng nanh bị ngầm. Nếu phụ huynh thấy răng nanh đối diện đã thay quá 6 tháng mà răng còn lại chưa mọc (răng sữa tồn tại quá lâu), nên đưa trẻ đến khám và chụp x-quang để phát hiện và có kế hoạch điều trị sớm.

10) Răng nghiêng do mất răng hoặc thiếu răng, cần chỉnh nha tạo khoảng trống để trồngrăng giả:


Khi mất răng hoặc thiếu răng bẩm sinh, các răng bên cạnh sẽ có khuynh hướng nghiêng vào vị trí mất răng, làm cho răng bên trong bị nghiêng, còn răng phía trước thì bị thưa ra. Để phục hình lại răng bị mất một cách hoàn hảo trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn chỉnh nha để kéo các răng về đúng vị trí, sau đó sẽ trồng lại răng bị mất.

Hình: biểu hiện thường gặp khi mất răng và không phục hình răng sớm. Những răng bên cạnh và răng đối diện sẽ di chuyển vào khoảng mất răng, làm cho việc trồng lại răng bị mất khó khăn hơn rất nhiều. Bạn sẽ cần gặp bác sĩ chỉnh nha để kéo lại các răng này về đúng vị trí (khoảng 4-6 tháng), hoặc chấp nhận “hi sinh” các răng bị nghiêng bằng cách làm mão và có thể phải lấy tủy răng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn vẫn còn tự ti về nụ cười của mình thì hãy nhanh chóng tìm đến một bệnh viện uy tín để tiến hành chỉnh nha. Chúc bạn sớm sở hữu một nụ cười đẹp.

Niềng răng có cần nhổ răng không?


"Niềng răng có cần nhổ răng không" là câu hỏi của rất nhiều người. Dù có ý định niềng răng nhưng vẫn còn lo ngại phải nhổ răng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời!



Trong thực tế chỉnh nha, hầu hết bệnh nhân đều gặp phải tình huống mất cân đối giữa răng với xương hàm. Mức độ có thể nhiều hay ít khác nhau nhưng cũng đều gây ra tình trạng các răng khấp khểnh, chen chúc, răng không đủ diện tích nên mọc lệch ra ngoài. Đó là lý do giải thích tại sao mà nhiều ca chỉnh nha phải chỉ định nhổ răng trước khi niềng chỉnh.

Có thể niềng răng không nhổ răng được không?

Mục đích của việc nhổ răng chính là để tạo ra khoảng trống trên cung hàm để các răng di chuyển và có đủ chỗ đứng khi đã về vị trí chuẩn cung răng. Niềng răng không nhổ răng là điều rất khó có thể thực hiện được.

Khi nhổ, bệnh nhân cũng phải nhổ tới 4 răng ở 2 vị trí đối xứng nhau hai bên hàm răng mới có thể tạo ra độ hài hòa sau khi niềng chỉnh.

Vì vậy, đối với bệnh nhân mà nói, sự e ngại điều trị không đến từ kỹ thuật kéo chỉnh răng mà có thể đến từ chính việc phải nhổ cùng lúc tới 2 răng khi niềng.



Niềng răng không nhổ răng thường được áp dụng cho trẻ em

Thông thường niềng răng không nhổ răng chỉ được áp dụng phổ biến cho chỉnh nha trẻ em vì trẻ niềng răng vào thời điểm mà xương hàm đang phát triển, có can thiệp nong rộng xương hàm. Cho nên các răng vẫn có khoảng trống để di chuyển mà không cần phải nhổ bất cứ chiếc răng nào, ngoại trừ nhổ răng thừa.

Khi niềng răng ở người lớn thì các bác sĩ thường chỉ định nhổ răng để có chỗ cho các răng mọc lệch, mọc chen chúc di chuyển về vị trí như mong muốn. Bởi bản chất của việc niềng răng là sắp xếp các răng về như mong muốn với sự hỗ trợ của các khí cụ nha khoa. Đối với người trưởng thành, xương hàm không phát triển được nữa vì thế mà cần nhổ răng

Tuy nhiên, hiện nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, chỉnh nha cho người lớn cũng có thể niềng răng không nhổ răng được. Quan trọng là ở kỹ thuật điều trị như thế nào có linh động trong xử lý hay không.

Niềng răng không nhổ răng sẽ giúp giảm thiểu tối đa thời gian điều trị. Bên cạnh đó, bạn không phải đối mặt với những đau đớn khi phải thực hiện nhổ từ 2-4 chiếc răng thật. Khoảng thời gian đầu mang khí cụ nha khoa của bạn cũng được giảm thiểu đau đớn triệt để khi không nhổ răng.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được kỹ thuật này. Nếu hàm răng quá chen chúc, vòm hàm trong khi kích cỡ hàm đã hài hòa với khuôn mặt thì khả năng vẫn phải nhổ răng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nhưng muốn xác định chính xác niềng răng có phải nhổ răng không, bạn cần đến trực tiếp Trung tâm, bác sỹ sẽ thăm khám để có những tư vấn tốt hơn cho bạn.

Niềng răng xong sẽ đẹp như thế nào?



Hiện nay, niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp hiệu quả giúp bạn sở hữu hàm răng đều đặn và nụ cười tỏa sáng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người băn khoăn không biết niềng răng xong có đạt như mong muốn không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời!







(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Thực chất niềng răng là sử dụng các loại mắc cài, dây cung cùng các khí cụ chuyên dụng kết hợp với lực điều chỉnh từ bác sĩ qua thời gian để sắp xếp và kéo răng về vị trí mong muốn. Hiện nay ngoài mắc cài còn có phương pháp niềng không mắc cài tức là bạn sử dụng một loạt khay trong suốt để nắn chỉnh răng trong suốt quá trình điều trị. Niềng răng không mắc cài tháo lắp dễ dàng, thoải mái trong ăn uống, mang tính thẩm mỹ cao…nên ngày càng được khách hàng ưa chuộng.
Niềng răng xong đẹp cỡ nào?

Trước khi điều trị cho bạn, bác sĩ sẽ thu thập những dữ liệu lâm sàng như: khám tổng quát, nghiên cứu phim x-quang, chụp hình ngoài mặt, mẫu hàm… sau đó sẽ đưa ra một phác đồ điều trị dành riêng cho bạn. Một bác sĩ chỉnh nha chuyên nghiệp sẽ am hiểu và biết tỉ lệ nào phù hợp với gương mặt và nụ cười để có thể đạt đến tỉ lệ cân đối và hài hòa hơn.

Với những hàm răng lệch lạc, hô, móm, thưa….thì việc niềng răng xong chắc chắn bạn sẽ đẹp hơn trước nhiều. Hàm răng của bạn sẽ không còn bị hô, thưa, lệch lạc … như trước nữa, thay vào đó sẽ là một hàm răng đều đặn, thẳng hàng cộng khớp cắn chuẩn giúp bạn ăn nhai, chải răng hàng ngày trở nên dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu các bệnh lý răng miệng thường gặp.

Sau đây là một số trường hợp sau khi niềng răng.













Một số hình ảnh trước và sau khi niềng răng – chỉnh nha tại trung tâm nha khoa Việt Pháp.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho các ca phẫu thuật
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về việc niềng răng,nếu vẫn còn băn khoăn bạn hãy tìm đến một bệnh viện uy tín để được tư vấn kỹ hơn.Chúc bạn may mắn!

Bất ngờ với những lợi ích của việc niềng răng


Người xưa có câu :“Cái răng cái tóc là góc con người”, nụ cười tươi tắn với hàm răng trắng đều thẳng tắp dễ dàng tạo thiện cảm cho người đối diện. Chắc hẳn bạn sẽ không thể tự tin khi nở nụ cười với một hàm răng khấp khểnh, lệch lạc. Niềng răng ra đời như một giải pháp cứu cánh cho những ai có hàm răng không đều đẹp.

1. Làm đều răng – lợi ích của việc niềng răng số 1

Đó là giá trị đầu tiên, quan trọng và cũng dễ dàng nhận thấy nhất khi niềng răng.

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh răng bằng cách tạo lực kéo làm cho các răng di chuyển. Dựa trên cơ sở đó, các răng được khéo léo sắp xếp lại, về vị trí mới, thay đổi thế răng và trục răng để đạt được tỷ lệ chuẩn hơn. Nhờ vậy mà lợi ích của việc niềng răng đầu tiên được thiết lập – các răng trên toàn cung hàm đều đặn, thẳng tắp và hài hòa với nhau.

Khi hàm răng đều đặn, nụ cười và khuôn miệng cũng thẩm mỹ hơn.

3 lợi ích của việc niềng răng chỉnh nha bạn nên biết 2

Chỉnh hàm răng bị sai lệch thế và trục răng
2. Lợi ích của việc niềng răng với cấu trúc xương hàm và khớp cắn

Song song với sự làm đều răng, niềng răng còn làm cho cấu trúc hàm mặt hoàn chỉnh và hài hòa hơn. Vòm hàm trên và vòm hàm dưới đạt độ cân đối khiến cho vòm miệng, hàm, cằm trông đẹp và thẩm mỹ hơn, hài hòa với toàn khuôn mặt.

Chỉnh răng khấp khểnh là 1 lợi ích của niềng răng


Đặc biệt, niềng răng để chỉnh răng nhưng cũng đồng nghĩa với việc đang điều chỉnh khớp cắn. Khớp cắn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc ăn nhai. Lực nhai và sự cử động hàm chỉ nhịp nhàng và thoải mái nhất khi khớp cắn không bị sai lệch. Nhưng đa số các trường hợp răng sai lệch thì cũng có khớp cắn sai lệch. Bởi vậy, khi răng được chỉnh lại cũng có nghĩa khớp cắn được chỉnh lại cho đạt tỷ lệ chuẩn nhất.

Khớp cắn chuẩn chính là điều kiện đảm bảo để khớp thái dương hàm được ổn định, không chịu những tác động xấu.

Khắc phục triệt để sai lệch khớp cắn là lợi ích của việc niềng răng rất quan trọng
3. Phòng ngừa bệnh lý cũng là lợi ích của việc niềng răng

Đây là điều dễ hiểu nhưng không phải ai cũng ngờ tới được những lợi ích niềng răng quan trọng này. Khi các răng kênh khểnh, thò thụt thì giữa chúng thường có những kẽ răng khuất mà thức ăn dễ giắt nhét vào mà lại rất khó làm sạch. Cặn thức ăn bám đọng nhiều hơn. Chính điều này đã gây ra tình trạng cao răng nặng rồi dẫn đến sâu răng, viêm nướu,… Những điều này thường ít gặp hơn đối với những người có hàm răng đều đặn và thẳng hàng thẳng lối.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu vẫn còn băn khoăn bạn hãy tìm đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ tư vấn.Chúc bạn may mắn!

Những điều cần lưu ý khi niềng răng thẫm mỹ


Hiện nay việc "niềng răng" không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lựa chọn tốt nhất trong quá trình niềng răng.



1. Không có giới hạn tuổi tác đối với niềng răng thẩm mỹ

Khi hầu hết mọi người nghĩ rằng niềng răng chỉ dành cho trẻ em thì sự thực về số lượng người trưởng thành tìm đến niềng răng ngày càng lớn. Tất nhiên, độ tuổi từ 12-18 tuổi là có điều kiện về răng, xương răng tốt nhất nhưng không có nghĩa là ngoài độ tuổi này niềng răng không đạt hiệu quả cao. Hầu hết các trường hợp niềng răng ở tuổi trưởng thành do khi còn nhỏ không có điều kiện chỉnh nha hoặc đã chỉnh nha nhưng không đeo hàm duy trì dẫn đến răng xô lệch trở lại.Điều cần lưu ý khi niềng răng ở tuổi trường thành là kiểm tra kỹ sức khỏe nướu, các hiện tượng tiêu xương có xảy ra và cần đến phẫu thuật hay không.




Những điều cần lưu ý khi niềng răng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn

2. Niềng răng không chỉ để hàm răng thẳng và đều đẹp

Một trong số những điều cần lưu ý khi niềng răng thường bị bỏ qua chính là tác dụng làm chuẩn khớp cắn khi chỉnh nha. Thẩm mỹ quan trọng nhưng khớp cắn còn mang ý nghĩa lớn hơn. Khớp cắn là cách mà răng hàm trên và dưới chuẩn khít với nhau khi bạn đóng và mở miệng, giúp bạn phát âm chuẩn, nhai cắn không gây đau và nghiêm trọng hơn là triệu chứng nhức thái dương hàm TMJ.
3. Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng không?

Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian niềng răng (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
4. Niềng răng có đau không?



Niềng răng có đau không? – Những điều cần biết khi niềng răng


Thông thường, niềng răng cho cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tháng đầu tiên, chủ yếu là do có khí cụ lạ trong miệng. Thậm chí, cả môi, má và lưỡi cũng có cảm giác bị kích thích. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn…Trong thời gian này, chúng ta có thể sử dụng đến các biện pháp giúp giảm đau, tuy nhiên cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng đến răng. Bạn nên sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để làm cơn đau nhức thuyên giảm. Nếu tình trạng không đỡ, chúng mình có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
5. Ăn uống trong khi niềng răng

Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng, chúng ta chỉ nên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng. Điều này có thể duy trì cho đến khi các bạn không còn cảm thấy khó chịu hoặc đau do niềng răng nữa.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý, tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…bởi chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng. Đối với những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như táo hoặc cà rốt, chúng mình có thể cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn. Bạn cũng nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.
Xem thêm: Chế độ ăn uống khi niềng răng!


Các lưu ý khi niềng răng thẩm mỹ – Vệ sinh răng miệng đúng cách
6. Vệ sinh và chăm sóc răng niềng

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Việc đánh răng đối với những người niềng răng vô cùng quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với những người khác. Nguyên nhân là do khi niềng răng, các móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ lại thức ăn và mảng bám trên răng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ trở thành những yếu tố làm hại men răng và gây viêm lợi nghiêm trọng. Chính vì vậy, các bạn cần hết sức chú ý tới việc đánh răng sau khi niềng. Nên dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có chứa fluor, đánh lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống.

Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, các bạn nên nhờ đến sự “trợ giúp” của chỉ nha khoa, đưa dây chỉ qua niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, chúc bạn sớm tìm lại một hàm răng trắng đẹp.

Niềng răng có đau không?



Niềng răng giúp đem lại hàm răng trắng,đều,đẹp. Nhưng còn nhiều người vẫn còn băn khoăn không dám niềng răng vì sợ đau. Hãy đọc bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về việc niềng răng.

--Niềng răng là gì?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha phù hợp để điều trị cho các trường hợp răng mọc lệch lạc và sai lệch khớp cắn. Bằng việc sử dụng các mắc cài gắn trên răng và kết nối với nhau bởi dây cung, các răng sẽ được di chuyển. Bác sĩ sẽ dựa vào sự dịch chuyển này để khéo léo điều chỉnh răng theo mong muốn để đưa răng về đúng vị trí thẩm mỹ nhất. Việc niềng răng có đau không phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của răng một cách cụ thể.



Thật ra sau khi gắn mắc cài trong vòng 1 tuần bệnh nhân sẽ có cảm giác lạ lạ, vướng víu khi ăn nhai. Nhưng đây chỉ là cảm giác bình thường khi có một vật thể lạ xuất hiện, sau 1 tuần cảm giác ấy sẽ giảm dần. Trong suốt quá trình điều trị cứ 4 tuần là bệnh nhân phải tái khám, cứ mỗi lần như thế bác sĩ sẽ tăng lực lên mắc cài, thay thun hoặc thay dây cung và cứ mỗi lần như thế răng sẽ có độ dịch chuyển. Dịch chuyển răng đồng nghĩa với việc bạn thấy hơi đau sau vài ngày mức độ sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, việc đau hay khó chịu trong những ngày đầu có thể được giảm dần bằng cách vệ sinh miệng bằng nước súc miệng hoặc một chút nước muối ấm. Có thể hòa tan một thìa muối trong 1 cốc nước ấm và súc miệng mạnh. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng aspirin hoặc thuốc giảm đau tương tự như khi đau đầu cũng là một cách khiến cho bạn yên tâm hơn. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng chỉ cần tránh những thực phẩm cứng, dai mà phải cắn, gặm là được.



Nếu như sau khi niềng, tình trạng đau kéo dài có thể là do nền răng và xương của bệnh nhân không được chắc khỏe nên dưới tác động của lực kéo, răng không thích ứng kịp nên có thể gây khó chịu. Khi đó, bác sĩ sẽ giảm lực kéo và chấp nhận kéo dài thêm thời gian điều trị.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc niềng răng, nếu vẫn còn băn khoăn thì bạn hãy tìm đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ tư vấn. Chúc bạn may mắn!

Được tạo bởi Blogger.

Search