Trám răng nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ miếng trám

Trám răng nên ăn gì để cho chỗ vừa trám không bị vỡ. Bởi trong vòng vài tiếng sau khi trám, chỗ trám răng chưa được ổn định nên không nên ăn đồ ăn cứng vào giai đoạn này.  Hạn chế các thức ăn, đồ uống sậm màu, các thức ăn nhiều chứa đường, giàu Carbohydrate dễ gây ố vàng cho răng như trà, cà phê, nước ngọt bởi không như răng sứ, bản chất của các vật liệu trám thường dễ bị xỉn khi chịu tác động của các loại thức ăn nhiều màu.

Trám răng là một trong những phương pháp khắc phục được nhiều khuyết điểm của răng miệng như sâu răng, mòn cổ răng, mẻ răng, v.v…. Hiện nay công nghệ nha khoa ngày càng hiện đại nên việc trám răng cũng được nâng cấp, thay vì trước kia vật liệu trám răng chỉ có Amalgam thì hiện nay vật liệu trám đã trở nên đa dạng hơn xuất hiện thêm chất liệu mới là Composite.
Bản chất của phương pháp trám răng là gì?
Cách trám răng trực tiếp với Composite hay Amalgam là thao tác khá đơn giản, nha sĩ sẽ nạo sạch vết sâu và tiến hành trám bít trực tiếp vật liệu lên phần răng sâu bằng phản ứng Polimer hóa từ các hạt Monomer dưới tác dụng của ánh sáng đèn Laser hoặc Halogen, đây được gọi là phản ứng quang trùng hợp, giúp cho chỗ trám đông cứng và có độ bám chắc vào bề mặt răng. Sau khi chiếu đèn ánh sáng khoảng 20 – 40 giây thì chỗ trám có độ cứng rất cao, gần như răng thật nên đảm bảo ăn nhai tốt.
Trám răng nên ăn gì
Quy trình trám răng như sau:
+ Khám, tư vấn thời gian điều trị cũng như chi phí
+ Bác sĩ sẽ nạo sạch phần đen xung quanh lỗ sâu
+ Phủ lớp Etching lên chỗ cần trám
+ Bác sĩ sẽ tiến hành rửa sạch
+ Tiếp tục phủ Donding
+ Chiếu đèn Halogen hoặc Laser trong vòng 20 giây
+ Trám chất liệu Composite, Amalgam lên, bác sĩ sẽ định hình và tạo dáng miếng trám
+ Tiếp tục chiếu đèn trong vòng 40 giây.

SAU TRÁM RĂNG NÊN ĂN GÌ VÀ CHĂM SÓC THẾ NÀO?

Sau khi trám răng, nếu bạn không biết bảo quan thì miếng trám rất dễ bị rơi ra. Vì vật liệu trám không thể nào thay thế phần ngà và men răng đã mất. Nếu bảo quản răng trám không tốt, sâu răng có thể tái phát lại. Cần thiết bác sĩ sẽ trám lại nhưng nếu ta cứ trám đi trám lại nhiều lần cùng một chỗ thì lỗ sâu sẽ càng ngày càng lớn, cấu trúc răng sẽ yếu dần ảnh hưởng đến tủy răng. Vậy sau trám răng nên ăn gì? Chăm sóc thế nào?
Sau khi trám răng khoảng 2 giờ đồng hồ, bạn không nên ăn bất kỳ thức ăn nào vì lúc này miếng trám vừa được tạo hình xong. Dù chất liệu trám đã được đông cứng thì vẫn cần thời gian để ổn định. Có một số lưu ý sẽ giúp ích cho bạn tránh khỏi đau nhức, giữ miếng trám bền đẹp:
+ Không nên ăn nhai quá mạnh thức ăn cứng. Đây là nguyên tắc cơ bản sau khi trám răng.
+ Nên tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Không giống như bọc răng sứ, những chất liệu dùng để trám răng như Amalgam hay Composite thường có độ bền không cao và đặc biệt nhạy cảm với nóng lạnh. Do đó, bạn nên hạn chế kích thích nhiệt độ quá mức đối với răng, tránh cho miếng trám bị bong tróc.
+ Hạn chế các thức ăn, đồ uống sậm màu, các thức ăn nhiều chứa đường, giàu Carbohydrate dễ gây ố vàng cho răng như trà, cà phê, nước ngọt bởi không như răng sứ, bản chất của các vật liệu trám thường dễ bị xỉn khi chịu tác động của các loại thức ăn nhiều màu.
+ Sau khi trám răng, bạn nên ăn các thức ăn mềm, tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc. Trái cây, rau quả là những thức ăn tốt cho răng sau khi trám.
+ Sau khi về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, bạn phải thông báo ngay cho nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
+ Không nên ăn các thức ăn quá cứng, quá dai có thể làm bong tróc hay bể miếng trám.
+ Sau khi ăn các loại thực phẩm đồ uống có gas, đồ ngọt bạn nên đánh răng hay súc miệng thật sạch.
+ Bạn nên đến nha khoa khám răng định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu có hiện tượng mòn, bể … có thể bạn sẽ phải thay miếng trám hay trám lại càng sớm càng tốt để tránh vết sâu lan rộng ra hơn và ảnh hưởng đến tủy.

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search