Nguyên nhân gây ra răng hô là gì ?



Răng hô là trường hợp răng mọc hướng ra ngoài, khiến mất thẩm mỹ, mất tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân khiến cho răng bị hô là gì và có những cách gì để chữa răng hô ?

Lý giải nguyên nhân tại sao răng lại bị hô?

- Do yếu tố di truyền, thông thường khi bố mẹ có răng bị hô thì theo sự di truyền từ gen, 70% con sẽ thừa hưởng hàm răng hô.



Thường xuyên mút tay cũng là nguyên nhân gây ra răng hô

- Những thói quen xấu khi còn nhỏ như thường xuyên mút tay, tật đưa lưỡi ra đằng trước, tật cắn môi dưới hay chống cằm thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến răng hô.

- Tác động mạnh trực tiếp đến răng thường xuyên như cắn mía, gặm xương… cũng gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của răng và là nguyên nhân gây hô.
Biểu hiện của hô là như thế nào? Tại sao răng bị hô?

- Răng chìa ra phía trước: Đây là kiểu hô thường hay gặp nhất. Răng chìa ra phía trước làm mất thẩm mỹ gương mặt.



Hô là tình trạng các răng bị chìa ra phía trước, trông mất thẩm mỹ

- Cung hàm hẹp, nổi bật các răng cửa: Khi cung hàm bị hẹp, các răng cửa sẽ có khuynh hướng nổi bật và chìa ra phía trước, làm bạn có cảm giác bị hô. Bạn cần thận trọng với chỉ định nhổ răng cho trường hợp này.

- Hô 2 hàm: Trường hợp này bạn thường thấy mình bị hô khá nhiều. Môi căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên.
Chữa trị răng hô bằng cách nào hiệu quả nhất?



Niềng răng chỉ phù hợp với trường hợp hô nhẹ do răng

- Giải pháp 1:  Chỉnh nha (niềng răng) là một quá trình sắp xếp lại răng bằng hệ thống mắc cài cố định để tạo một lực nhẹ liên tục tác động lên răng kết hợp với chuyên môn của bác sĩ làm cho răng di chuyển, sớm sắp xếp ngay ngắn các răng không chìa ra và cũng không cần nhổ răng. Tuy nhiên, niềng răng thông thường sẽ mất thời gian từ 2 đến 4 năm. Đặc biệt, phương pháp này chỉ hiệu quả cho những trường hợp hô nhẹ và ở độ tuổi thích hợp.
- Giải pháp 2: Nhiều trường hợp lớn tuổi hoặc vì tính chất công việc không có nhiều thời gian… thì giải pháp chỉnh hàm hô bằng công nghệ 3D chính là giải pháp phù hợp nhất. Tùy theo mức độ lệch của xương hàm, các bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức phẫu thuật phù hợp cho từng người.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search