Răng sâu bể nhiều, phải làm như thế nào?

Nếu răng bị bể quá nhiều không thể phục hồi được thì cuối cùng nên nhỗ sớm để tránh tình trạng nhiễm trùng trên xương ổ răng. Hậu qua là sau khi bị nhổ, chỗ răng bị mất sẽ giảm sức nhai. 


Các răng bên cạnh sẽ bị kéo lệch về một bên vì không có điểm tựa, răng đối diện nếu là hàm trên sẽ dài ra, còn nếu răng đối diện là hàm dưới, răng sẽ trồi lên sẽ yếu đi và cuối cùng là rụng sớm.



Răng sâu bể nhiều, miếng trám to, rất khó giữ cho răng không bị bể thêm. Thường sau một thời gian trám trong miệng chất trám sẽ co lại có khoảng hở, nước ngấm vào làm ngà răng mau mục nát, răng sẽ vỡ, gẫy ngang Muốn bảo tồn răng được bền lâu, trước khi trám nên đóng chốt vào chân răng bằng chốt vàng hay thép (post screw, pivot). Sau khi trám răng xong muốn giữ cho răng chắc hơn thì nên bọc răng lại bằng mão kim loại hay mão sứ, lúc đó răng mới an toàn vì không sợ bể thêm.


Để tái tạo sức nhai cho chỗ mất răng, người ta làm cầu răng để bắt ngang qua chỗ bị mất. Cầu răng phải có ít nhất là 3 đơn vị, lấy răng hai bên làm trụ cầu (abutments) và khoảng trống mất răng làm nhịp cấu. Cầu răng sẽ tái tạo lại sức nhai và khớp cắn sẽ chính xác.


Chỗ mất răng có thể làm implant là kỹ thuật mới (Cấy ghép răng bằng chốt titanium) khoan vào xương hàm, đặt chốt implant và trồng răng lên, kỹ thuật nầy đòi hỏi theo từng trường hợp, có chọn lọc trên từng bệnh nhân, mất nhiều thời gian và tổn phí cao

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search