Làm sao để nhổ răng khôn giảm đau nhức và biến chứng

Với sự phát triển của ngành nha khoa thì những khiếm khuyết, bệnh lý của hàm răng không gì là không thể làm được. Ngay cả khi bạn bị mất răng thì các nha sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về những cách làm răng giả phù hợp giúp phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.


>> Bị sâu răng có nguy hiểm không
>> Sâu răng gây hôi miệng

1. Làm răng giả bằng hàm giả tháo lắp?

Hàm răng giả tháo lắp: có cấu tạo gồm nền hàm bằng nhựa resine hoặc kim loại và răng sứ giả thay thế răng mất phù hợp cho trường hợp mất nhiều răng (từ 3 răng trở lên).

Ưu điểm của hàm giả tháo lắp là giá thành rẻ khi phục hình nhiều răng còn nhược điểm là sức nhai yếu, độ bền không cao, khi ăn nhai có cảm giác hơi cộm nên ăn không ngon miệng, ngoài ra sau khi ăn phải tháo ra để vệ sinh nên khá phiền.


2. Trồng răng giả cố định bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là cách phục hình răng mất nhờ thân răng sứ. Bác sĩ sẽ thực hiện mài cùi các răng kế cận răng mất để làm trụ đỡ, sau đó cầu răng sứ được chế tạo nhằm thay thế răng mất.

Đối với làm cầu răng, đòi hỏi các răng kế cận răng mất cần khỏe mạnh để có thể làm trụ đỡ cho răng giả. Ưu điểm của cầu răng sứ là tính thẩm mỹ cao, ăn nhai tốt, chi phí phải chăng.

Tuy nhiên nhược điểm của cách trồng răng cố định này chỉ thay thế được thân răng mà không thay thế được chân răng, nên về lâu dài không tránh được tình trạng tiêu xương hàm khiến gương mặt bị xệ xuống, trông mất thẩm mỹ, già trước tuổi.

3. Làm răng giả cố định bằng cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng giả tiên tiến thay thế được cả chân răng và thân răng đã mất. Trụ implant được cấy xuống xương hàm thay thế chân răng, abuttment làm trụ đỡ ở phía trên, sau đó thân răng sứ được chế tạo gắn lên abuttment thay thế thân răng thật đã mất.

Làm răng giả bằng implant phục hồi chức năng ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cao, độ bền duy trình vĩnh viễn trên cung hàm. Tuy nhiên, chi phí cấy ghép implant khá cao, đồng thời phương pháp này yêu cầu bệnh nhân phải có sức khỏe tốt thì mới đáp ứng được.

Mỗi phương pháp phục hình có những ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, dù chọn cách nào thì bác sĩ hỗ trợ điều trị cùng công nghệ được áp dụng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ.

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search