Độn cằm bằng mỡ tự thân là phương pháp không dùng chất liệu độn nhân tạo, bảo đảm an toàn khi phẫu thuật. Những độn cằm tự thân liệu có đảm bảo được vĩnh viễn không và nếu không thì tồn tại trong bao lâu. Cùng xem qua bài viết sau để nắm thêm thông tin nhé!
Độn cằm bằng mỡ tự thân có vĩnh viễn không?
Trước hết, xin được nhắc lại, độn cằm bằng mỡ tự thân là một ứng dụng hữu hiệu của liệu pháp thẩm mỹ bằng mỡ tự thân. Đây là một kĩ thuật được thực hiện bằng cách lấy mỡ ở một số vùng trên cơ thể để cấy ghép vào vùng cằm. Mỡ có thể được lấy từ bất kỳ chỗ nào trên cơ thể được bác sĩ trực tiếp khám đánh giá là thừa mỡ, thường là mỡ thành bụng, đùi trong, đùi ngoài, cánh tay…Tuy nhiên, thành bụng có lẽ là nơi thích hợp nhất để thu hoạch mỡ cho mục đích bơm mỡ tự thân.
Xem thêm: Chăm sóc sau khi độn cằm
Mỡ được lấy ra bằng cách dùng syringe hay dụng cụ hút mỡ chân không được dùng trong kỹ thuật hút mỡ. Sau khi lấy được mỡ trong cơ thể, mỡ được xử lý đặc biệt. Việc tinh chế mỡ thường được áp dụng là ly tâm mỡ. Thời gian và tốc độ ly tâm mỡ tùy kinh nghiệm của từng bác sĩ và quyết định sự sống của tế bào mỡ được cấy ghép. Một số loại dược phẩm cho vào mỡ tinh chế cũng có thể giúp cho tế bào mỡ sống tốt hơn.
Độn cằm bằng mỡ tự thân trước hết là biện pháp độn cằm không sử dụng chất liệu độn nhân tạo nên được đánh giá cao về sự an toàn sức khỏe. Do vật liệu độn là mỡ tự thân nên thích ứng nhanh với cơ thể khi được cấy ghép, không gây biến chứng, không bị bài thải.
Ưu điểm của độn cằm bằng mỡ tự thân thì đã rõ nhưng kết quả kéo dài bao lâu lại là vấn đề đáng lưu tâm khác. Việc này có thể thu được kết quả vĩnh viễn hay không, có thể trả lời ngay là không, nhưng việc kết quả đó kéo dài bao lâu lại phụ thuộc ở nhiều nguyên nhân. Tế bào mỡ được bơm vào sẽ sống được bao lâu cho đến nay y học vẫn chưa có câu trả lời một cách rõ ràng. Sự sống còn của tế bào mỡ được bơm vào tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kỹ thuật hút mỡ, tinh chế mỡ, kỹ thuật bơm mỡ, lượng mỡ bơm, vùng được bơm, sự thay đổi của cơ thể người được bơm mỡ (chẳng hạn, thay đổi nội tiết tố, giảm cân, dùng thuốc, …). Một số nghiên cứu thấy rằng, chúng có thể sống được 6 tháng đến 8 năm.