Cách chữa trị bệnh khô miệng tiến hành như thế nào ?

Khô miệng là một bệnh lý răng miệng không thể coi thường bởi nó gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng…Ngoài ra, khô miệng còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng do môi trường miệng trở nên axit hoá và mất các chất khoáng, các men có vai trò miễn dịch bảo vệ răng.




1/ Nguyên nhân của chứng khô miệng

Khô miệng là tình trạng nước bọt tiết ra không đủ gây khó khăn cho ăn nhai và kéo theo một loạt các vấn đề khác. Đây là bệnh lý không thể coi thường. Hãy tham kham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách chữa trị bệnh khô miệng hiệu quả.


Trước khi tìm hiểu về cách chữa trị bệnh khô miệng, bạn cần phải hiểu cụ thể về những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

+ Sự thuyên giảm bài tiết nước bọt

Có thể sự thuyên giảm này do rối loạn của chính bản thân tuyến nước bọt hoặc do hoạt động của thần kinh điểu khiển bài tiết nước bọt bị ức chế, thường là do thuốc.


Hiện có trên 400 loại thuốc thường dùng có thể gây ra bệnh khô miệng, như các thuốc chống cao huyết áp, chống trầm cảm, thuốc giảm đau, an thần, lợi tiểu, kháng histamine. Các thuốc có hoạt tính anticholinergic thường gây khô miệng do ức chế hoạt động của thần kinh bài tiết.

+ Dấu hiệu bệnh lý cơ thể

Khô miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh HIV/AIDS, bệnh tâm thần, tiểu đường, thiếu máu, xơ nang, viêm đa khớp dạng thấp, tăng huyết áp, bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh quai bị, rối loạn nội tiết kém dinh dưỡng.

+ Tổn thương dây thần kinh

Khô miệng có thể là kết quả của sự tổn thương dây thần kinh từ đầu tới cổ do bị chấn thương hay phẫu thuật trước đó. Bệnh lý này còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị mất nước, đặc biệt khi bị sốt, ra mồ hôi quá nhiều, nôn, tiêu chảy, mất máu thường sẽ dễ dẫn tới mất nước và có thể gây tình trạng khô miệng.
2/ Cách chữa trị bệnh khô miệng như thế nào?

Để có cách chữa trị bệnh khô miệng hiệu quả, bạn cần tuân thủ những điều sau:

+ Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến tình trạng khô miệng, do đó trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên tăng cường uống nước, có thể uống nước lọc hay sữa kết hợp trong bữa ăn cũng giúp hỗ trợ quá trình ăn nhai diễn ra tốt hơn. Nên tránh dùng đồ uống có chứa nhiều caffein như: cà phê, nước giải khát có gas.


Hạn chế tối đa đồ ăn thức uống có chứa nhiều đường, mỡ và muối, các thức ăn cay nóng. Không nên hút thuốc lá hay thở bằng miệng. Duy trì phòng ngủ với nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, nếu cần có thể dùng thuốc xịt miệng để cải thiện quá trình tạo nước bọt trong miệng.

+ Sử dụng thuốc điều trị khô miệng

Khô miệng chủ yếu do lượng nước bọt tiết ra ít, do đó trong một số trường hợp bác sỹ có thể kê cho bạn một số loại thuốc có tác dụng làm kích thích các đầu thần kinh tiết nước bọt hoạt động mạnh hơn như cholinergic, pilocarpine.


Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý chất cholinergic này lại có tác dụng phụ là gây đổ mồ hôi, tiểu nhiều, chóng mặt, nghẹt mũi, đau bụng, buồn nôn hoặc pilocarpine được khuyến cáo không nên sử dụng cho những ai bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn…

+ Đến nha khoa điều trị

Nếu khô miệng xuất hiện thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đi thăm khám bác sỹ càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Với nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý toàn thân thì không thể thực hiện điều trị theo cách thông thường mà cần được thăm khám chuyên sâu.

Tại Nha khoa , bằng những kĩ thuật chuyên khoa và hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến nhất, bác sĩ sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân cụ thể của bệnh và có hướng điều trị cụ thể.

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search