Phải cấy xương hàm trong quá trình trồng implant



Theo quy luật tự nhiên, sau một thời gian mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu dần. CCấy ghép xương nhằm mục đích tăng thể tích, tăng bề rộng, tăng chiều dài của xương hàm, đảm bảo cho trụ Implant được vững chắc hơn.Nếu xương hàm bị tiêu, không đủ độ chắc, không đủ cơ sở vững chắc cho trụ Implant bám vào, thì tỉ lệ đào thải của trụ Implant rất cao



Trong khi đó, ngoài tay nghề kĩ thuật của bác sĩ thì chất lượng xương hàm cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của ca phẫu thuật cấy Implant.Trong trường hợp này, phương pháp duy nhất để đảm bảo chất lượng cấy Implant, bắt buộc phải cấy ghép xương hàm.
>>>Nha khoa uy tín tại quận Phú Nhuận
Các loại xương thường dùng để cấy ghép xương hàm trong Implant
1. Xương nhân tạo

Xương nhân tạo được làm từ san hô, thành phần chính trong xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate và có khả năng tự tiêu. Xương nhân tạo sẽ giúp tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Vì tính chất tự tiêu, nên xương tự thân sẽ dần phát triển thay thế xương nhân tạo.
>>>Nha khoa uy tín tại quận Tân Phú
Thông thường trong 1 tháng xương nhân tạo phát triển được 1mm. Nếu sử dụng kỹ thuật cấy xương nhân tạo thì cần mất 6 tháng, xương hàm mới phát triển đủ điều kiện để cấy Implant và mất thêm 3-6 tháng để trụ Implant tích hợp với xương hàm. Như vậy tổng thời gian cấy Implant mất từ 9 tháng đến 1 năm.

Với kỹ thuật cấy ghép xương nhân tạo, bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật và sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian kéo dài. Ngoài ra, xương nhân tạo còn có nhược điểm dễ bị tiêu xương sau khi cấy, tính chất lý học không như xương thật, sự lành thương chậm, độ cứng và độ kết dính thấp, vùng nướu bao phủ xương cấy bị sẫm màu, không giống với nướu thật.

2. Xương dị loại

Xương dị loại là xương lấy từ động vật khác loài người. So với xương nhân tạo, xương dị loại có độ cứng cao hơn và ít bị tiêu xương hơn. Tuy nhiên, độ tương thích sinh học của xương dị loại không cao, vẫn có thể bị đào thải giống như xương nhân tạo.
3. Xương tự thân

Kỹ thuật ghép xương tự thân là sử dụng xương từ một bộ phận trên chính cơ thể bệnh nhân như xương chậu, xương hàm, xương sọ… Vì xương trên cùng một cơ thể nên khả năng tích hợp nhanh, khó bị đào thải. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật ghép xương tự thân. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này bệnh nhân sẽ phải cùng một lúc chịu hai vết thương, một ở vị trí lấy xương và một ở vị trí cấy ghép xương hàm.

4. Xương đồng loại

Xương đồng loại là xương người, do người hiến tặng, sau khi qua quy trình sử lý tạo thành một loại xương khô. Vì có cùng tính chất, nên xương đồng loại khắc phục được toàn bộ nhược điểm của các loại xương khác, không phải chịu nhiều vết mổ, nướu màu hồng tự nhiên, xương hàm có độ cứng chắc cao, khắc phục tình trạng tiêu xương, khả năng tích hợp lành thương nhanh, rút ngắn thời gian cấy Implant. Nhưng xương đồng loại lại có nhược điểm là khó tìm.

Chi phí cấy ghép xương hàm

Thông thường chi phí ghép xương hàm giao động trong khoảng 3-12 triệu, phụ thuộc vào loại xương mà trung tâm nha khoa sử dụng. Tuy nhiên, để hỗ trợ giảm một phần gánh nặng cho bệnh nhân, Nha Khoa sẽ ghép xương miễn phí cho bệnh nhân bị tiêu xương, thiếu xương.

Ngoài ra, còn một số hỗ trợ khác như miễn phí khám và chữa bệnh, miễn phí chụp CT, tặng răng sứ trên trụ Implant trị giá 1 triệu đồng, hỗ trợ miễn phí chỗ nghỉ cho bệnh nhân ở xa đến điều trị. Như vậy ngoài chi phí cho trụ Implant bệnh nhân hầu như không cần phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào khác.

Bài viết trên hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức nhất định về cấy ghép implant. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kĩ hơn.

Nguồn: http://cayrangimplant.com/dia-chi-nha-khoa-uy-tin-tai-quan-7/

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search