Bệnh lý của răng thường mắc phải

Mà để bảo vệ tốt cho sức khỏe răng miệng thì chúng ta cần phải có những hiểu biết xung quanh về các vấn đề bệnh lý răng miệng, nhằm có phương pháp điều trị và hướng giải quyết kịp thời khi bắt gặp bất kỳ vấn đền nào về bệnh lý của răng miệng.

Răng bị sâu đen nhiều phải làm sao (http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/)
Chữa sâu răng ở đâu tốt nhất (http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-o-dau-tot-nhat/)

Để bảo vệ hàm răng vững chắc và bảo toàn nụ cười rạng rỡ thì cách phù hợp là ngăn ngừa chúng khỏi những bệnh lý của răng miệng.

Bệnh lý của răng miệng thường gặp

♦ Bệnh của nướu

Bắt bệnh: Đó là hiện tượng nếu bị nhiễm trùng mà thủ phạm chính là cao răng bám chắc quanh răng và xương. Vi khuẩn trong cao răng sẽ phá hủy các mô chống đỡ quanh răng và không loại trừ cả xương. Những dấu hiệu chung của bệnh này là chảy máu nướu khi đáng răng, sưng, đau nướu, nhiễm trùng nướu, bưng mủ, răng lung lay hoặc tách rời nhau, hơi thở không thơm và không thoải mái khi nhai.




Đối tượng: Những người cẩu thả trong vệ sinh răng miệng, những người hút thuốc lá, những người mắc bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai ( phải chịu những thay đổi bất thường của hocmone). Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra mối liên quan giữa các bệnh tim mạch, trẻ sinh thiếu tháng với các bênh về nướu.

Giải pháp: Đầu tiên là lên một lịch chăm sóc răng miệng cẩn thận để giúp răng luôn có sự sẵn sàng trước những thay đổi. Trong những trường hợp đặc biệt, có thể tìm tới trung tâm nha khoa phẫu thuật để điều chỉnh những căn bệnh về nướu. Nướu có thể được phục hồi sau 6 tháng điều trị.

♦ Mất răng

Bắt bệnh: Nguyên nhân chính là do sâu răng, bệnh của nướu và chấn thương răng. Việc mất một hay một vài cái răng đều ảnh hưởng tới việc ăn, nói và tất nhiên là thẩm mỹ. Nếu chiếc răng mất không được thay thế kịp thời thì những chiếc “hàng xóm” rất có thể sẽ bị nghiêng sang và vô tình tạo thành những lỗ “chôn” thức ăn rất hữu hiệu.

Đối tượng: Những người không vệ sinh răng thường xuyên, những người hay ăn đồ ngọt, thức ăn dính cũng như những người đã gặp phải những tổn thương về răng.

Giải pháp: Có thể thay thế răng mất bằng cầu răng giả hoặc cấy răng.

♦ Răng xỉn màu

Bắt bệnh: Hiện tượng xỉn màu có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài răng. Răng xỉn màu bên ngoài là do những sở thích hàng ngày như chè, café hay chocolate. Hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng không cẩn thận cũng có thể là lý do. Hiện tượng xỉn răng từ bên trong lại xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, tổn thương răng, sâu răng, hay các nhân tố di truyền. Florua vượt quá giới hạn cho phép hoặc uống quá nhiều tetracyline trong suốt những năm hình thành răng cũng có thể gây ra việc biến đổi màu răng bên trong.



Đối tượng: Những người hút thuốc nhiều, sâu răng và tổn thương răng có những thói quen không tốt như đánh răng quá ít và ăn đồ ngọt quá nhiều.

Giải pháp: Những vết xỉn bên ngoài có thể biến mất bằng cách đánh bóng, cạo cao răng trong khi những vết nhơ bên trong đòi hỏi nhiều thời gian và tiền hơn để loại bỏ. Phương pháp tẩy trắng răng được xem là phổ biến nhưng lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là chọn mặt thật kỹ trước khi gửi vàng.

♦ Răng “mất trật tự”

Bắt bệnh: bệnh này hầu hết là do di truyền và liên quan tới mức độ tiếp xúc đều đặn giữa răng với hai hàm. Sự biến đổi về kích cỡ răng, dị tật của hàm cũng ảnh hưởng rất lớn tới hàm răng. Các thói quen khi còn nhỏ như ngậm tay, ngậm vú giả ngoài tuổi lên ba hay bú bình quá lâu cũng là thủ phạm. không chỉ làm xấu, răng mất trật tự còn khiến bất tiện khi cắn hay nhai, nói khó và ít nhiều ảnh hưởng tới việc thở.

Đối tượng: Là những người trong gia đình có di truyền về răng xộc xệch và những người mắc những thói quen xấu khi còn nhỏ như đã nói trên.
Giải pháp: Kẹp đều răng để định hướng cho những chiếc răng mọc không quy củ. Những phẫu thuật hiện đại cũng có thể giúp mang lại một bộ răng đều hơn.

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Search