Hiện nay việc "niềng răng" không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lựa chọn tốt nhất trong quá trình niềng răng.
1. Không có giới hạn tuổi tác đối với niềng răng thẩm mỹ
Khi hầu hết mọi người nghĩ rằng niềng răng chỉ dành cho trẻ em thì sự thực về số lượng người trưởng thành tìm đến niềng răng ngày càng lớn. Tất nhiên, độ tuổi từ 12-18 tuổi là có điều kiện về răng, xương răng tốt nhất nhưng không có nghĩa là ngoài độ tuổi này niềng răng không đạt hiệu quả cao. Hầu hết các trường hợp niềng răng ở tuổi trưởng thành do khi còn nhỏ không có điều kiện chỉnh nha hoặc đã chỉnh nha nhưng không đeo hàm duy trì dẫn đến răng xô lệch trở lại.Điều cần lưu ý khi niềng răng ở tuổi trường thành là kiểm tra kỹ sức khỏe nướu, các hiện tượng tiêu xương có xảy ra và cần đến phẫu thuật hay không.
Những điều cần lưu ý khi niềng răng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn
2. Niềng răng không chỉ để hàm răng thẳng và đều đẹp
Một trong số những điều cần lưu ý khi niềng răng thường bị bỏ qua chính là tác dụng làm chuẩn khớp cắn khi chỉnh nha. Thẩm mỹ quan trọng nhưng khớp cắn còn mang ý nghĩa lớn hơn. Khớp cắn là cách mà răng hàm trên và dưới chuẩn khít với nhau khi bạn đóng và mở miệng, giúp bạn phát âm chuẩn, nhai cắn không gây đau và nghiêm trọng hơn là triệu chứng nhức thái dương hàm TMJ.
3. Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng không?
Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian niềng răng (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
4. Niềng răng có đau không?
Niềng răng có đau không? – Những điều cần biết khi niềng răng
Thông thường, niềng răng cho cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tháng đầu tiên, chủ yếu là do có khí cụ lạ trong miệng. Thậm chí, cả môi, má và lưỡi cũng có cảm giác bị kích thích. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn…Trong thời gian này, chúng ta có thể sử dụng đến các biện pháp giúp giảm đau, tuy nhiên cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng đến răng. Bạn nên sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để làm cơn đau nhức thuyên giảm. Nếu tình trạng không đỡ, chúng mình có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
5. Ăn uống trong khi niềng răng
Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng, chúng ta chỉ nên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng. Điều này có thể duy trì cho đến khi các bạn không còn cảm thấy khó chịu hoặc đau do niềng răng nữa.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý, tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…bởi chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng. Đối với những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như táo hoặc cà rốt, chúng mình có thể cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn. Bạn cũng nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.
Xem thêm: Chế độ ăn uống khi niềng răng!
Các lưu ý khi niềng răng thẩm mỹ – Vệ sinh răng miệng đúng cách
6. Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Việc đánh răng đối với những người niềng răng vô cùng quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với những người khác. Nguyên nhân là do khi niềng răng, các móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ lại thức ăn và mảng bám trên răng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ trở thành những yếu tố làm hại men răng và gây viêm lợi nghiêm trọng. Chính vì vậy, các bạn cần hết sức chú ý tới việc đánh răng sau khi niềng. Nên dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có chứa fluor, đánh lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống.
Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, các bạn nên nhờ đến sự “trợ giúp” của chỉ nha khoa, đưa dây chỉ qua niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.