Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng

Cái răng cái tóc là góc con người, vì vậy răng và tóc cần được chăm sóc và bảo vệ thật tốt. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc răng miệng kỹ càng, bạn rất dễ bị sâu răng. Sau đây là các giai đoạn sâu răng.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng thường diễn tiến qua 4 giai đoạn, sau đây là chi tiết của sự phát triển trong từng giai đoạn một.

Xem thêm

♦ Giai đoạn 1 : Sâu men
Ở giai đoạn này, các axit sẽ hòa tan các chất khoáng có trong men răng tạo ra những vết đốm có màu sáng đục và sau đó bắt đầu ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng sẽ có màu trắng đục, màu đen hoặc là những lỗ xốp nhỏ. Thông thường ở giai đoạn này sẽ chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Tình trạng sâu men cũng không gây đau hoặc các cảm giác khó chịu cho nên người bệnh thường không phát hiện ra tình trạng mình đang bị sâu răng giai đoạn đầu.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng



♦ Giai đoạn 2 : Sâu ngà
Sau khi bắt đầu sâu men thì các lỗ sâu tiếp tục phát triển, ăn sâu vào và phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng. Ở giai đoạn phát triển này bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm giác đau hoặc ê buốt mỗi khi ăn uống. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các loại thức ăn có nhiệt độ thất thường.

♦ Giai đoạn 3: Viêm tủy
Khi ngà răng bị tổn thương các vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào trong tủy răng. Thành phần tủy bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau đớn gây khó chịu cho bệnh nhân.

♦ Giai đoạn 4 : Tủy chết
Giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn cuối cùng. Ở giai đoạn này vi khuẩn sẽ tích tụ rất nhiều gây nên những tổn thương cho chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp. Làm chết tủy và gây ra một số triệu chứng như xưng mặt, làm tiêu xương dẫn đến mất răng và gây ảnh hưởng tới các răng lân cận hoặc các vị trí xung quanh răng.

Bệnh sâu răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì nó sẽ rất nhẹ nhàng và chẳng có vấn đề nghiêm trọng già cả. Tuy nhiên, nếu do bệnh nhân không phát hiện bệnh sóm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển mạnh và có thể gây di căn làm tổn thương răng gây ảnh hưởng tới chức năng răng, chức năng thẩm mỹ của răng.

Thậm chí còn làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác trong cơ thể nữa. Vì thế, để phòng ngừa những tình trạng xấu nhất xảy ra do bệnh lý răng miệng thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Hoặc nếu thấy có những dấu hiệu khả nghi thì nên tới bác sĩ nha khoa để được điều trị.

Bị sâu răng hàm phải làm sao

Sâu răng là vấn đề mà tất cả mọi người thường hay gặp phải, nhất là ở trẻ em. Răng hàm bị sâu nặng khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày, chưa kể cảm giác đau nhức khó chịu mà sâu răng mang lại. Vậy bị sâu răng hàm chúng ta phải làm sao? Chúng ta hãy cùng theo dỗi bài viết sau.

Bài viết liên quan:

Vì sao bị sâu răng hàm

Sâu răng hàm là tình trạng răng hàm bị phá hủy các mô răng thật dưới các tác động của acid phân hủy và làm phân rã các liên kết của ngà răng và men răng. Răng hàm rất quan trọng và được sử dụng rất nhiều trong việc nhai thức ăn.

Sâu răng hàm có chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến việc mảng bám cao răng hình thành tạo điều kiện cho vi xâm nhập phát triển và gây hại cho răng trong thời gian dài.

Sâu răng hàm có thể do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Do không lấy cao răng thường xuyên, mảng bám cao răng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn chính vì vậy mảng bám không được loại bỏ thường xuyên tạo mộ trường cho vi khuẩn phát triển và gây hại.

Sâu răng thời gian đầu thường có biểu hiện xuất hiện các lỗ đen trên răng nếu không phát hiện và điều chữa sớm các lỗ sâu này sẽ lớn lên và xuất hiện nhiều gờ rãnh trên mặt trăng.

Xem thêm: răng sâu đang đau có nhổ được không -Chuyên gia giải đáp

Hậu quả mà sâu răng hàm để lại như thế nào?

Răng hàm là răng ăn nhai chính nên sâu răng hàm sẽ gây ra những hậu quả khó lường nếu không được phát hiện và điều chữa kịp thời.

Sâu răng hàm đầu tiên cấu trúc răng thật sẽ bị phá vỡ, ban đầu là men răng rồi tới ngà răng, thậm chí có thể lan tới tủy răng. Vết sâu răng ngày càng lan ra và gây đau nhức dữ dội thậm chí buốt lên tận óc.

Nếu sâu răng không được điều chữa có thể đã tới viêm tủy răng, viêm chóp, xuất hiện các ổ mủ và làm tiêu xương ổ răng, viêm nướu khiến các dây chằng nha chu bị ảnh hưởng.

Sâu răng hàm khiến răng bị đau đớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai, hơi thời xuất hiện mùi khó chịu ảnh hưởng đến giao tiếp.

Với những trường hợp nặng sâu răng hàm có thể làm răng bị yếu đi , lung lay và có thể dẫn tới tình trạng gãy răng.

Chính vì vậy để bảo vệ răng các bác sĩ thường khuyên với trường hợp sâu răng cần tiến hành kiểm tra và điều chữa càng nhanh càng tốt.

Xem thêm: Sâu răng quá nặng phải làm sao?

Cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của y học nha khoa sâu răng hàm hoàn toàn có thể khắc phục được để giúp răng chắc khỏe và duy trì được lâu dài.

Hàn trám răng: Đây là giải pháp khắc phục sâu răng hàm nhanh và hiệu quả nhất. Khi thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ vết sâu răng và sử dụng vật liệu trám nha khoa chuyên dụng để trám lỗ sâu ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Vật liệu được sử dụng để hàn trám răng hàm là amalgam có độ chắc chắn và khả năng chịu lực cao đảm bảo việc ăn nhai tốt và ổn định có thể duy trì trong thời gian dài.

Bọc răng sứ: Phương pháp giúp khắc phục sâu răng hàm được nhiều người tin tưởng thực hiện. Bọc răng sứ áp dụng cho những trường hợp sâu răng ở mức độ lớn không thể khắc phục bằng hàn trám.

Khi thực hiện bác sĩ sẽ mài răng thật thành cùi và lắp mão răng sứ lên trên để giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa vi khuẩn. Răng sứ được thiết kế giống răng thật nên bảo đảm ăn nhai ổn định.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề sâu răng hàm, hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ cái nhìn nhận đúng đắn hơn về tầm quan trọng của răng hàm và đưa ra cách chăm sóc và phòng ngừa sâu răng tốt hơn.

Được tạo bởi Blogger.

Search